Tôi không biết bắt đầu kể lại câu chuyện này như thế nào khi bên tai tôi vẫn còn văng vẳng tiếng cô bé thì thầm "Ông đừng kể lại cho ai nghe những này tươi đẹp của chúng ta. Kể lại chúng sẽ thành những ngày cải lương ngay. Em rất ghét cải lương, ông nhớ chưa?"
"Kể lại cho ai nghe". Chắc thuê tiền tôi cũng chẳng thèm. Nhưng trong buổi chiều này, một mình giữa nơi hoang vắng, tôi không thể kể lại (nhớ lại) những ngày tươi đẹp đó với chính mình.
"Kể lại cho ai nghe". Chắc thuê tiền tôi cũng chẳng thèm. Nhưng trong buổi chiều này, một mình giữa nơi hoang vắng, tôi không thể kể lại (nhớ lại) những ngày tươi đẹp đó với chính mình.
Tôi đặt bó hoa marguerite trắng mà cô bé hằng ưa thích, trước ngôi mộ bằng cát rồi khum tay che gió châm một điếu thuốc. Từ lâu tôi vẫn ước ao thực hiện một cuốn phim. Nhưng lúc này, trong nỗi buồn rầu, dù cho đầu óc đầy những hình ảnh nhập nhòe xáo trộn như hàng ngàn thước phim đã quay xong chỉ đợi chờ ráp nối vậy mà tôi cứ phân vân chẳng biết bắt đầu thực hiện cuốn phim trong trí tưởng tượng của mình như thế nào?
Hãy giúp tôi đi nhỏ. Hãy giúp tôi kể lại (nhớ lại) những ngày tươi đẹp của chúng ta lần này nữa, rồi thôi...
Chương 1
Hằng năm, vào đầu tháng tám ở Sài Gòn trời đã đổ những cơn mưa lớp giúp khí hậu cuối mùa nắng bớt oi nồng. Năm nay gần hết tháng tám, trời vẫn nắng gay gắt, không có lấy một trận mưa nhỏ, khiến không khí ngột ngạt khó thở. Không chịu nổi thứ không khí pha trộn với hơi nóng đó, tôi quyết định rời Sàigòn. Tôi muốn tìm đến một chốn yên tĩnh, mát mẻ, xa lánh những cuộc vui và bạn bè một thời gian để giam mình viết xong tập tiểu luận cao học, vì lười biếng tôi đã đệ trình Hội đồng Giám khảo trễ mất một năm.
Sau bữa ăn tối gia đình tôi thường chẳng mấy khi ngồi quây quần với nhau để bàn định một chuyện gì. Có lẽ vì thiếu những món ăn nóng hổi, bốc hơi trước mắt, nên ai nấy đều tránh nói chuyện sợ hao tốn sức khỏe. Cho nên vừa uống nước trà xong, mỗi người đều đi mỗi nơi khác nhau.
Ba tôi vội vào phòng khách mở tivi để nghe tin tức quốc nội và quốc ngoại trong ngày. Mẹ tôi xuống bếp giúp người làm thu dọn bếp núc. Cô em gái tôi lên lầu ôm chiếc máy cassette vào lòng, đem ra sân thượng ngồi ngả lưng trên chiếc ghế bố nghe nhạc.
Bản nhạc luôn luôn được cô em tôi mở nghe đầu tiên là bản Somewhere My Love. Nó ghiền bản đó đến nỗi đã thâu secour vào ba băng khác nhau để có thể nghe hoài mà không sợ hư băng. Tôi cũng khoái bản nhạc đó lắm, khi mới nghe lần đầu trong phim Doctor Zhivago, nhưng từ khi bị cô em bắt nghe mỗi tối một lần, tôi đâm thù bản nhạc đó kinh khủng.
Có lần bản nhạc đó đã làm tôi điên đầu, phải chạy ra sân thượng nói với nó.
- Này nhỏ, có ai thèm yêu em đâu mà tối nào cũng phải thắc mắc người yêu em ở chốn nào?
Con nhỏ ngẩng mặt nhìn tôi, trả lời tỉnh bơ.
- Em đã có tình yêu. Chàng ở trong chiếc máy cassette này và mỗi tối chàng đều đến với em bằng tiếng nhạc. Anh không thấy người yêu của em sao?
Tôi cứng miệng chẳng biết đáp ra sao, đành lủi thủi đi xuống thang lầu và rủa thầm. Bố khỉ người yêu của mày... cầu trời cho mày trợt chân ngã từ sân thượng xuống đất vỡ đầu cho hết mơ mộng!
Còn tôi, sau mỗi bữa ăn tối, để tránh ở dưới nhà nghe tin tức quốc nội và quốc ngoại nhức đầu và để tránh lên lầu nghe bản nhạc Somewhere My Love điên đầu, tôi đã lấy xe gắn máy chạy lòng vòng các đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi để "rửa mắt" hay đến nhà bạn bè ngồi đấu láo đến chín giờ mới trở về nhà.
Vì sự "phân tán mỏng" đó nên tôi phải trình bày ý định rời Sàigòn một thời gian, ngay trong bữa ăn tối để ba má và em tôi đều được biết. Miệng đang nhai một miếng thịt vịt luộc chấm với nước mắm gừng, ba tôi nói:
- Ba nghĩ con nên lên Đà Lạt ở trọ nhà chú Long. Trên ấy yên tĩnh, mát mẻ, con dễ làm việc.
Chú Long là em ruột của ba tôi. Chú khá giàu, có nhiều vườn cây ăn trái và một ngôi nhà lớn ở Trại Hầm Đà Lạt. Nhưng tôi không thích lên nhà chú tôi vào dịp này. Tôi sợ thành phố Đà Lạt. Thành phố của giálạnh và sương mù đã khiến đầu óc tôi lúc nào cũng mơ mơ màng màng chẳng thể chú tâm suy nghĩ một điều gì cho đến nơi đến chốn. Năm qua, tôi đã ở Đà Lạt nửa năm và chẳng viết được chữ nào cho tập tiểu luận đã sẵn dàn bài chỉ cần khai triển thêm.
Sáu tháng ở nhà chú Long, chú đã đối xử với tôi rất tốt. Chỉ có bà thím luôn miệng gắt gỏng với lũ con và những người giúp việc, khiến tôi bực bội và đôi lúc có cảm tưởng như bà muốn trách cứ tôi đã đến ăn bám gia đình của bà.
Tôi không nói điều đó cho ba tôi biết, tính ông rất nóng, ông sẽ dời bàn ăn đi gọi điện thoại phiền trách người em trai của ông ngay. Chuyện chẳng đáng gì, nhưng có thể làm mất sự thân thiện trong họ hàng. Tôi phải phân trần với ba tôi.
- Con không thích lên Đà Lạt nữa. Thành phố đó không thích hợp với đàn ông, nhất là người không chịu được giá lạnh như con. Vả lại, trên đó đang mùa mận chín, con không muốn sẽ bị đau bụng phải nằm nhà thương như năm qua vì ăn mận quá nhiều.
Má tôi vừa nuốt xong miếng cơm, bà cười nói:
- Chẳng cứ gì mận. Với tính tham ăn uống của con, cái thứ gì cũng có thể làm cho con đau liệt giường.
Cô em gái tôi còn lúng búng miếng thịt vịt (chắc chắn là thịt đùi ngon nhất, tôi biết rõ tính con nhỏ đó quá mà), nó quay sang nói với má tôi.
- Mấy nhỏ nữ sinh bạn con cũng làm anh ấy đau liệt giường.
Miệng tôi cũng đầy thịt vịt (dĩ nhiên không phải là cổ cánh mà là miếng mề), tôi nói:
- Cả cô nữa, cô cũng làm tôi đau liệt giường vì những chầu kem bắt khao sau mỗi lần giới thiệu với bạn cô.
Nó gắp một miếng gan vịt bỏ vào miệng rồi mới nói:
- Ai bảo anh tham lam đòi giới thiệu cho nhiều làm chi.
Khi đĩa thịt vịt đã hết, má tôi đưa ý kiến tôi nên đến sống với người em gái của bà ở một vùng biển. Dì phong mỗi lần vào Sài Gòn đều đến ở lại nhà tôi. Dì thường tả cặn kẽ nơi dì ở và mời tôi có dịp ra thăm dì, luôn tiện dạy kèm cho đứa con trai độc nhất của dì, học chuẩn bị đi thi tú tài vào năm tới. Tôi nghĩ, nếu thân thuộc với một người đàn bà trong gia đình, mình sẽ sống dễ chịu hơn, nên tôi trả lời.
- Vâng con sẽ đến ở nhà dì Phong.
Má tôi nói:
- Con định bao giờ đi?
- Ngay ngày mai.
- Làm gì mà gấp gáp vậy?
- Chần chừ con sợ mình sẽ thay đổi ý kiến.
- Thì con cũng phải đánh điện cho dì ấy biết trước chứ.
- Con muốn dành cho dì Phong sự ngạc nhiên khi bất ngờ thấy con.
Cô em gái tôi che miệng cười.
- Em biết tại sao anh phải đi gấp rồi. Anh đi trốn phải không?
- Việc gì mà phải trốn.
- Anh đi trốn nợ. Nợ tiền và nợ tình đúng chưa?
- Trốn nợ? Đúng. Nhưng không phải nợ tiền và nợ tình. Anh đi trốn bản nhạc "của nợ" Somewhere My love.
Con nhỏ bặm môi đúng dậy dời khỏi bàn. Bắt chước giọng lão phù thủy Gà Mên trong truyện tranh Xì Trum, nó nói:
- Nị chọc quê ngộ hả. Được rồi, nị sẽ xem ngộ "páo chù".
Uống cạn ly trà do người giúp việc mang đến, ba tôi nói
- Con định ở đấy bao lâu?
- Đầu tháng mười hai con mới phải trình tập tiểu luận, nếu viết sớm con sẽ về sớm.
Ba tôi nhìn đồng hồ đeo tay và đẩy ghế đứng dậy. Ông nói trước khi bước vào phòng khách nghe tin tức quốc nội, quốc ngoại.
- Con cố gắng viết cho xong rồi đi làm phụ khảo nếu không lại kẹt đủ thứ chuyện.
Bữa ăn chấm dứt. Cuộc bàn định nơi tôi sẽ đến ở trọ kể cũng như xong. Tôi lo đi sửa soạn quần áo, sách vở để mai đi sớm. Vừa bước chân lên lầu tôi đã nghe bản Somewhere My Love được em tôi mở volume hết cỡ. Chắc nó muốn dùng nhạc đó thay nhạc đám ma đưa tiễn tôi.
Nghĩ ngày mai phải đến ở một nơi xa lạ có đồng ruộng để hóng gió, có biển cả để bơi lội và tránh được khí hậu nóng bức ở Sàigòn, tôi vui vẻ nói vọng ra sân thượng tối om nhưng biết chắc có cô em gái đang ngồi ôm máy cassette ở ghế bố.
- Bản nhạc hay quá. Mở to lên, anh nghe ké với nhỏ.
Tôi nghe có tiếng "tách” và bản nhạc đột nhiên ngừng ngang. Con nhỏ tắt máy. Thật khỉ, lúc tôi nhận ra bản nhạc đang hay, con nhỏ lại chẳng muốn cho nghe. Tôi đành cất giọng vịt đực hát.
- Là là lá... là lá la la la là...
Sau bữa ăn tối gia đình tôi thường chẳng mấy khi ngồi quây quần với nhau để bàn định một chuyện gì. Có lẽ vì thiếu những món ăn nóng hổi, bốc hơi trước mắt, nên ai nấy đều tránh nói chuyện sợ hao tốn sức khỏe. Cho nên vừa uống nước trà xong, mỗi người đều đi mỗi nơi khác nhau.
Ba tôi vội vào phòng khách mở tivi để nghe tin tức quốc nội và quốc ngoại trong ngày. Mẹ tôi xuống bếp giúp người làm thu dọn bếp núc. Cô em gái tôi lên lầu ôm chiếc máy cassette vào lòng, đem ra sân thượng ngồi ngả lưng trên chiếc ghế bố nghe nhạc.
Bản nhạc luôn luôn được cô em tôi mở nghe đầu tiên là bản Somewhere My Love. Nó ghiền bản đó đến nỗi đã thâu secour vào ba băng khác nhau để có thể nghe hoài mà không sợ hư băng. Tôi cũng khoái bản nhạc đó lắm, khi mới nghe lần đầu trong phim Doctor Zhivago, nhưng từ khi bị cô em bắt nghe mỗi tối một lần, tôi đâm thù bản nhạc đó kinh khủng.
Có lần bản nhạc đó đã làm tôi điên đầu, phải chạy ra sân thượng nói với nó.
- Này nhỏ, có ai thèm yêu em đâu mà tối nào cũng phải thắc mắc người yêu em ở chốn nào?
Con nhỏ ngẩng mặt nhìn tôi, trả lời tỉnh bơ.
- Em đã có tình yêu. Chàng ở trong chiếc máy cassette này và mỗi tối chàng đều đến với em bằng tiếng nhạc. Anh không thấy người yêu của em sao?
Tôi cứng miệng chẳng biết đáp ra sao, đành lủi thủi đi xuống thang lầu và rủa thầm. Bố khỉ người yêu của mày... cầu trời cho mày trợt chân ngã từ sân thượng xuống đất vỡ đầu cho hết mơ mộng!
Còn tôi, sau mỗi bữa ăn tối, để tránh ở dưới nhà nghe tin tức quốc nội và quốc ngoại nhức đầu và để tránh lên lầu nghe bản nhạc Somewhere My Love điên đầu, tôi đã lấy xe gắn máy chạy lòng vòng các đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi để "rửa mắt" hay đến nhà bạn bè ngồi đấu láo đến chín giờ mới trở về nhà.
Vì sự "phân tán mỏng" đó nên tôi phải trình bày ý định rời Sàigòn một thời gian, ngay trong bữa ăn tối để ba má và em tôi đều được biết. Miệng đang nhai một miếng thịt vịt luộc chấm với nước mắm gừng, ba tôi nói:
- Ba nghĩ con nên lên Đà Lạt ở trọ nhà chú Long. Trên ấy yên tĩnh, mát mẻ, con dễ làm việc.
Chú Long là em ruột của ba tôi. Chú khá giàu, có nhiều vườn cây ăn trái và một ngôi nhà lớn ở Trại Hầm Đà Lạt. Nhưng tôi không thích lên nhà chú tôi vào dịp này. Tôi sợ thành phố Đà Lạt. Thành phố của giálạnh và sương mù đã khiến đầu óc tôi lúc nào cũng mơ mơ màng màng chẳng thể chú tâm suy nghĩ một điều gì cho đến nơi đến chốn. Năm qua, tôi đã ở Đà Lạt nửa năm và chẳng viết được chữ nào cho tập tiểu luận đã sẵn dàn bài chỉ cần khai triển thêm.
Sáu tháng ở nhà chú Long, chú đã đối xử với tôi rất tốt. Chỉ có bà thím luôn miệng gắt gỏng với lũ con và những người giúp việc, khiến tôi bực bội và đôi lúc có cảm tưởng như bà muốn trách cứ tôi đã đến ăn bám gia đình của bà.
Tôi không nói điều đó cho ba tôi biết, tính ông rất nóng, ông sẽ dời bàn ăn đi gọi điện thoại phiền trách người em trai của ông ngay. Chuyện chẳng đáng gì, nhưng có thể làm mất sự thân thiện trong họ hàng. Tôi phải phân trần với ba tôi.
- Con không thích lên Đà Lạt nữa. Thành phố đó không thích hợp với đàn ông, nhất là người không chịu được giá lạnh như con. Vả lại, trên đó đang mùa mận chín, con không muốn sẽ bị đau bụng phải nằm nhà thương như năm qua vì ăn mận quá nhiều.
Má tôi vừa nuốt xong miếng cơm, bà cười nói:
- Chẳng cứ gì mận. Với tính tham ăn uống của con, cái thứ gì cũng có thể làm cho con đau liệt giường.
Cô em gái tôi còn lúng búng miếng thịt vịt (chắc chắn là thịt đùi ngon nhất, tôi biết rõ tính con nhỏ đó quá mà), nó quay sang nói với má tôi.
- Mấy nhỏ nữ sinh bạn con cũng làm anh ấy đau liệt giường.
Miệng tôi cũng đầy thịt vịt (dĩ nhiên không phải là cổ cánh mà là miếng mề), tôi nói:
- Cả cô nữa, cô cũng làm tôi đau liệt giường vì những chầu kem bắt khao sau mỗi lần giới thiệu với bạn cô.
Nó gắp một miếng gan vịt bỏ vào miệng rồi mới nói:
- Ai bảo anh tham lam đòi giới thiệu cho nhiều làm chi.
Khi đĩa thịt vịt đã hết, má tôi đưa ý kiến tôi nên đến sống với người em gái của bà ở một vùng biển. Dì phong mỗi lần vào Sài Gòn đều đến ở lại nhà tôi. Dì thường tả cặn kẽ nơi dì ở và mời tôi có dịp ra thăm dì, luôn tiện dạy kèm cho đứa con trai độc nhất của dì, học chuẩn bị đi thi tú tài vào năm tới. Tôi nghĩ, nếu thân thuộc với một người đàn bà trong gia đình, mình sẽ sống dễ chịu hơn, nên tôi trả lời.
- Vâng con sẽ đến ở nhà dì Phong.
Má tôi nói:
- Con định bao giờ đi?
- Ngay ngày mai.
- Làm gì mà gấp gáp vậy?
- Chần chừ con sợ mình sẽ thay đổi ý kiến.
- Thì con cũng phải đánh điện cho dì ấy biết trước chứ.
- Con muốn dành cho dì Phong sự ngạc nhiên khi bất ngờ thấy con.
Cô em gái tôi che miệng cười.
- Em biết tại sao anh phải đi gấp rồi. Anh đi trốn phải không?
- Việc gì mà phải trốn.
- Anh đi trốn nợ. Nợ tiền và nợ tình đúng chưa?
- Trốn nợ? Đúng. Nhưng không phải nợ tiền và nợ tình. Anh đi trốn bản nhạc "của nợ" Somewhere My love.
Con nhỏ bặm môi đúng dậy dời khỏi bàn. Bắt chước giọng lão phù thủy Gà Mên trong truyện tranh Xì Trum, nó nói:
- Nị chọc quê ngộ hả. Được rồi, nị sẽ xem ngộ "páo chù".
Uống cạn ly trà do người giúp việc mang đến, ba tôi nói
- Con định ở đấy bao lâu?
- Đầu tháng mười hai con mới phải trình tập tiểu luận, nếu viết sớm con sẽ về sớm.
Ba tôi nhìn đồng hồ đeo tay và đẩy ghế đứng dậy. Ông nói trước khi bước vào phòng khách nghe tin tức quốc nội, quốc ngoại.
- Con cố gắng viết cho xong rồi đi làm phụ khảo nếu không lại kẹt đủ thứ chuyện.
Bữa ăn chấm dứt. Cuộc bàn định nơi tôi sẽ đến ở trọ kể cũng như xong. Tôi lo đi sửa soạn quần áo, sách vở để mai đi sớm. Vừa bước chân lên lầu tôi đã nghe bản Somewhere My Love được em tôi mở volume hết cỡ. Chắc nó muốn dùng nhạc đó thay nhạc đám ma đưa tiễn tôi.
Nghĩ ngày mai phải đến ở một nơi xa lạ có đồng ruộng để hóng gió, có biển cả để bơi lội và tránh được khí hậu nóng bức ở Sàigòn, tôi vui vẻ nói vọng ra sân thượng tối om nhưng biết chắc có cô em gái đang ngồi ôm máy cassette ở ghế bố.
- Bản nhạc hay quá. Mở to lên, anh nghe ké với nhỏ.
Tôi nghe có tiếng "tách” và bản nhạc đột nhiên ngừng ngang. Con nhỏ tắt máy. Thật khỉ, lúc tôi nhận ra bản nhạc đang hay, con nhỏ lại chẳng muốn cho nghe. Tôi đành cất giọng vịt đực hát.
- Là là lá... là lá la la la là...
Chương 2
Khởi hành từ Sàigòn lúc 7: 30. Tôi đến vùng dì Phong ở đúng 12 giờ. Chiếc xe đò chạy vào bãi đậu của một quán ăn để hành khách xuống ăn cơm trưa. Giờ này có lẽ nhà dì Phong cũng đang ăn cơm nên tôi theo hành khách vào quán. Tôi gọi một đĩa cơm sườn và một ly đá chamh dùng cho qua bữa. Tất cả hành khách đều ăn uống vội vàng rồi lại lên xe ngồi, chuyến xe tiếp tục chạy đến Nha Trang vào buổi chạng vạng.
Nơi đây không có loại xe Honda "ôm" như ở các thành phố. Những chuyến xe lam đầy khách ngồi cả trên mui, thường chạy vút qua và tôi chẳng thể giơ tay vẫy đón. Nhớ lại những lời dì Phong chỉ bảo, tôi dời quán, tay cầm valy đựng quần áo và sách vở, đi ngược lên quốc lộ. Hai bên đường nhà cửa dựng lên sát nhau, tuy là một vùng quê nhưng thấy thật hiếm hoi có những tàng cây lớn trong sân mỗi nhà. Đồng ruộng có lẽ ở phía sau những dãy nhà kia, tôi đoán vậy vì dì Phong đã cho biết ở đây đa số dân chúng sống bằng nghề nông.
Từ xa, tôi đã nhận ra ngôi nhà của dì Phong dễ dàng nhờ những lời tả cặn kẽ của dì mỗi khi đi Sàigòn ghé thăm gia đình tôi. Ngôi nhà duy nhất ở vùng này không quét vôi mà trát bằng những viên đá nhỏ xanh nhạt. Trước nhà có hai chữ Thanh Vân màu đỏ. Ngôi nhà mới xây cất, cao hai tầng trông to lớn, bệ vệ nổi bật giữa những mái nhà thấp mái ngói đen đã cũ.
Tôi không tưởng nổi sự ngạc nhiên của dì Phong khi nhận thấy tôi đặt valy trước cửa nhà. Dì và một cậu con trai đang loay hoay tính toán với những quyển sổ, ở một chiếc bàn có vân vàng bóng kê sát góc nhà. Tôi nói chào dì và bà đã buông cây bút Bic đang cầm ở tay, đứng trợn mắt ngó tôi, thở hổn hển một lúc mới nói được.
- Thằng khỉ, mày làm dì hết hồn!
Tôi cười.
- Chính dì làm cháu hết hồn thì có. Cháu cứ tưởng dì bị đứng tim.
Bấy giờ bà mới cười và hỏi thăm tôi vồn vã. Cùng một lúc bà đặt cả chục câu hỏi về tôi, gia đình tôi, thời tiết Sàigòn, và tôi chẳng biết phải trả lời câu hỏi nào trước. Cậu con trai đứng dậy, chống hai tay lên mặt bàn nói
- Má để anh ấy thở đã chứ. Má hỏi lu bù vậy ai trả lời nổi.
Dì Phong kéo tay cậu nhỏ đứng trước mặt tôi.
- Quên mất, để dì giới thiệu: Đây là Minh, con trai lớn của dì. Còn đây là anh Thanh, con bác Trung.
Cậu em cúi chào tôi. Tóc cậu để khá dài. Cậu mặc chiếc áo thun màu đỏ có in hình trái tim với chữ Love và chiếc quần jean ống rộng. Trông cậu có vẻ là một dân chơi miền quê. Tôi nói:
- Còn chú và em Phượng đâu dì?
- Ông ấy và con nhỏ vừa ăn cơm xong là đi giao hàng ngay, chiều mới về. Mùa hè nghỉ học, hai đứa con của dì đều trở thành thư ký phụ giúp việc ghi chép sổ sách. Đang mùa hái đậu, công việc khá bận rộn. À, mải nói chuyện quên mất, để dì nói người dọn cơm cho cháu.
- Cám ơn dì, cháu đã ăn cơm ở quán.
- Sang thế, vậy Minh hãy dẫn anh con lên lầu nghỉ trưa.
Tôi cúi xuống xách valy đi theo cậu em. Dì Phong nói
- Bỏ valy đấy, dì nói người làm đem lên cho.
Tôi cười.
- Nặng nhọc gì đâu, để cháu tập thể dục cho khỏe.
Cậu em dẫn tôi lên lầu hai của ngôi nhà. Minh mở cửa và đưa tôi vào một phòng lớn. Em kéo những tấm màn che cửa sổ màu xanh lá cây cho nắng ùa vào. Nhìn ra ngoài, tôi thấy những cánh đồng lúa vàng nhạt lấp lánh ánh nắng ở phía xa, sau dãy nhà bên đường.
Minh nói:
- Anh ở phòng này được không? Phòng vẫn bỏ không dành cho khách. Em sẽ nói người làm thu dọn lại.
Tôi nhìn quanh căn phòng. Bàn ghế, tủ quần áo, giường nệm, quạt trần, tất cả đều còn mới và bốn bức tường còn thơm mùi sơn. Tôi nói:
- Tốt quá rồi, phòng của anh ở Sàigòn còn nhỏ và bê bối hơn phòng này nhiều.
Cậu em cười.
- Em nghe má em ca tụng anh ghê lắm. Hy vọng anh sẽ truyền cho em ít "nghề".
Tôi hỏi:
- "Nghề" xoay tiền má chăng?
- "Nghề" đó em không cần phải học thêm, em dư sức xoay tiền má khi cần. Em muốn học "nghề" ăn chơi của dân Sàigòn để cho bọn ở đây "lác mắt".
- Chuyện đó dễ quá mà. Bài học đầu tiên, em hãy bỏ chiếc áo thun màu đỏ đi.
- Sao vậy, áo này mốt mới mà anh.
- Em thấy đó, trời đang nắng chói chang. Chiếc áo thun màu đỏ rực trông "xốn" con mắt quá. Vả lại, do em ngăm đen, màu đỏ làm do em đen thêm. Em hãy để dành chiếc áo đó vào mùa mưa. Người ăn mặc đẹp là người biết cách chọn màu áo và kiểu áo hợp với thời tiết, màu do và khung cảnh mình sống.
Cậu em gật gật đầu.
- Anh nói có lý. Vậy bây giờ em phải mặc áo màu gì?
- Màu trắng.
- Cám ơn anh. Bây giờ anh nghỉ trưa, chiều em sẽ dẫn anh đi thăm phố quận.
Minh đi ra, đến gần cầu thang em ngoảnh lại chỉ tay về phía cuối hành lang.
- Em quên nói với anh, nhà tắm ở phía đó.
Tôi nghe tiếng dép của Minh đang đi nhanh xuống cầu thang, nhỏ dần rồi mất hút. Tôi bật cười cho tính dễ nể phục của cậu em. Về cách ăn mặc tôi có biết quái gì đâu. Những lần đi chơi với tôi, cô em gái vẫn luôn miệng chê tôi ăn mặc lôi thôi, chẳng giống con giáp nào. Nhưng thực hành mới khó, lý thuyết ai mà chẳng nói được.
Tôi mở valy lấy khăn tắm. Cần phải tắm rửa, gội sạch lớp bụi đường nhớp nhúa bám đầy trên người để có giấc ngủ trưa thỏa mái, chiều còn đi chơi.
Tiếng gõ cửa làm tôi thức dậy. Suốt buổi sáng ngồi trên xe đò không chợp mắt được. Người mệt đừ nên vừa ngả lưng xuống giường tôi đã ngủ một giấc đã đời.
Tiếng gõ cửa dè dặt vang lên. Tôi hỏi:
- Ai đó?
- Em đây.
Nhận ra tiếng Minh, tôi nói:
- Cứ vào.
Cậu em đẩy cửa vào. Em đã thay chiếc áo thun đỏ bằng chiếc áo vải sợi màu trắng có hàng cúc trước ngực được cài cẩn thận. Tôi mỉm cười nói:
- Chiếc áo hợp với em lắm, nhưng hãy mở một hạt cúc trên cùng trông cho “chic" hơn.
- "Xích" là gì vậy anh?
- Là ăn mặc đúng điệu.
Minh mở một hạt cúc và nói:
- Anh đi rửa mặt rồi em đưa anh đi dạo phố.
Rửa mặt và thay quần áo xong, tôi theo Minh xuống nhà. Dì Phong đang ngồi ở bàn đếm tiền thấy tôi đi, dì cười hỏi:
- Ngủ được không?
- Dạ, cháu ngủ một giấc chẳng còn biết trời trăng gì nữa.
- Dì sợ cháu lạ nhà ngủ không được. Má cháu nói cháu rất khó ngủ.
Tôi cười.
- Có lẽ tại đây yên tỉnh nên cháu ngủ dễ dàng.
Minh nói
- Con đưa anh ấy đi xem phố huyện.
- Có gì mà xem. Cả huyện còn nhỏ hơn một con đường Sàigòn.
Tôi nói:
- Dạ, miền quê chắc có nhiều cảnh lạ, cháu cũng muốn được gặp các cô thôn nữ xem sao.
Dì cười.
- Ôi trời, họ đâu có đẹp bằng các cô ở sàigòn. Hai anh em đi chơi nhớ về sớm ăn cơm.
Minh dẫn chiếc Honda màu đen từ trong nhà ra. Chiếc xe có ghi đông cao uốn cong và những đồ phụ tùng bằng đồng bóng loáng. Ở bình xăng dán đầy những bông hoa màu sắc rực rỡ. Tôi nghĩ cậu em bày đặt ăn chơi kiểu cọ cho bằng dân ở tỉnh, để quên đi mặc cảm dân quê của cậu. Con phố chính chẳng có gì đáng nhìn. Nhà cửa, quán nước, bàn billard trông có vẻ như một vùng ngoại thành sàigòn. Minh chạy xe chậm hai vòng cho tôi quan sát rồi em quay lại hỏi tôi.
- Anh thấy có gì đặc biệt không?
Tôi nói:
- Em chở anh đi xem mấy cánh đồng chắc là thú vị hơn.
Minh rồ ga cho xe chạy nhanh. Ra khỏi quố huyện chừng hai trăm thước, tôi đã thấy những cánh đồng nằm sát hai bên quốc lộ. Khi quay lại thấy huyện lỵ đã nằm sau dãy đồi trồng chuối và khoai mì, tôi nói Minh ngừng xe. Cậu em tắt máy dựng xe bên đường. Tôi đi xuống ngồi ở một bờ ruộng cỏ mọc xanh mướt.
Cánh đồng trải dài đến tận dãy núi màu xanh lam ở phía xa. Đồng lúa trong ánh nắng buổi chiều vàng rực khiến tôi nhớ đến mấy bức tranh sơn dầu vẽ phong cảnh miền quê của cézanne. So sánh những tranh đó với đồng lúa này, tôi phục tài dùng màu vàng của nhà danh họa người Pháp. Thiên nhiên có những màu sắc đẹp lạ lùng và một người vẽ dở như tôi chẳng bao giờ pha trộn được màu sắc đó. Màu vàng vốn là màu tôi thù ghét, nhưng nhìn cánh đồng lúa chín vàng trước mặt, tôi đã yêu vẻ đẹp óng ả, rạng rỡ, tiềm ẩn sức sống mãnh liệt của màu vàng.
- Anh làm gì mà có vẻ mê cánh đồng này quá vậy?
Tiếng Minh làm tôi giật mình. Cậu em đã đi xuống bờ ruộng và đứng ở bên tôi lúc nào. Tôi ngắt một gié lúa, bứt hạt bỏ vào miệng nhai. Những hạt lúa non mềm ngọt. Tôi nói:
- Anh mới nhìn thấy đồng lúa chín lần đầu. Vẻ đẹp nào mới nhìn thấy lần đầu cũng khiến mình say mê.
Minh cười.
- Anh mê cánh đồng này còn hơn nông dân. Nếu làm ruộng chắc anh sẽ trúng lớn.
Cậu em tôi cũng biết khôi hài đấy chứ. Chưa hiểu nhiều về em, nhưng tôi đã mến em ở tính vui vẻ đó. bất cứ người nào (hay con vật nào) biết tạo nụ cười cho người khác tôi đều quí mến. Đấy là lý do tôi ưa thích con khỉ hơn các con vật có bề ngoài xinh đẹp. Tôi mến con khỉ, tôi thương con khỉ hơn vì nó đã làm hề không công cho mọi người xem.
Tôi cười trả lời cậu em.
- Biết đâu đấy có thể anh sẽ cưới một cô thôn nữ và lập nghiệp luôn ở đây. À, ruộng nhà em nằm ở đâu?
- Ruộng nhà em nằm rải rác nhiều nơi, nhưng cho người ta thuê hết rồi. Bây giờ chỉ còn rẫy giao cho bác Năm coi.
- Rẫy là gì vậy?
- Đấy là những mảnh đất rộng và người ta trồng nhiều thứ hoa mầu như Đậu xanh, đậu phụng, khoaimi, dưa. Trong rẫy còn có vườn trồng táo, ổi, mít, dừa, xoài.
- Rẫy nhà em ở gần đây không?
- Cách chừng năm cây số.
- Vậy chở anh đi xem.
- xem hết mọi thứ trong chiều nay chắc đến ngày mai anh phải nằm nhà, vì ở đây chẳng có gì đáng để xem cả.
Tôi bèn xổ danh ngôn.
- Việc gì làm được ngày hôm nay chớ để đến ngày mai. Biết đâu ngày mai anh đau bụng và chẳng thể đi đâu.
- Anh đau bao tử à?
- Tim, gan, ruột, bao tử, lá lách, phổi phèo, đầu óc... cái gì trong người anh cũng dễ đau. Vì vậy anh rất quí những giây phút khỏe mạnh.
Minh cười.
- Đau cái gì cũng được, nhưng hễ đau tim thì mệt lắm.
Tôi vừa ngồi lên xe. Minh đã rồ ga cho xe "vọt" đi khiến tôi xúyt ngã và phải bám chặt vào hông cậu em. Hai bên đường xen lẫn giữa những cánh đồng lúa chín vàng còn có những cánh đồng lúa xanh ngắt. Tôi không nhìn thấy bóng một ngôi nhà ở đây. Gió thổi tóc tôi bay ngang tai kêu vo vo như tiếng thông reo ở Đà Lạt.
Xe chạy thêm một lúc một lâu, tôi đã thấy những mái nhà tranh màu xám tro. Hai bên đường không còn những cánh đồng lúa, thay vào đó những cây cao cành lá xum xuê. Tôi đoán chúng là những cây xoài vì đã có dịp thấy hình dáng những cây đó trong những mảnh vườn rộng lớn ở Long Xuyên.
Đang chạy xe thật nhanh trên quốc lộ, Minh quẹo xe vào một con đường đầy ổ gà và cho xe chạy chậm để tránh những chiếc xe lam đầy người chạy ngược lên. Dọc theo một bên đường có con sông nước phẳng lặng, bên kia sông có đồi cát chạy dài màu nâu đỏ, Minh cho xe chạy đến một bãi cỏ rồi ngừng lại. Em chỉ cho tôi thấy trường trung học của em nằm ở một bên đường, gần ngôi đình cổ sắp đổ nát.
Ngôi trường xây cất theo hình chữ U và đang xây thêm lầu ở dãy lớp ngang. Trong sân trường những cây muồng trổ đầy hoa vàng và những cây phượng đầy quả dài và dẹp màu xanh nhợt. Những quả phượng sắp chín, như thế ngày tựu trường chắc cũng sắp đến. Minh nói:
- Em học ở đây từ lớp sáu, lúc đó chưa có lớp dãy ngang kia. Em Phượng cũng học ở đây, năm nay nó lên lớp chín. Trường trông "quê" không anh?
Tôi đáp.
- Không! Trông nó thân mật lắm, vì nó đúng là một ngôi trường. Có sân chơi, cây cối, hàng rào, xa chợ búa. Khác hẳn những trường ở Sàigòn xây cất sát đường, ôn ào, nhiều lầu, cứ như khách sạn hay thương xá.
Minh lắc đầu.
- Chắc anh mê ngôi trường này như mê cánh đồng rồi. Vậy ngoài nghề nông anh nên xin dạy thêm ở đây.
Tôi cười vỗ vai Minh.
- Thôi đi. Anh thích xem mấy cái rẫy hơn.
Minh cho xe chạy dần vào phố. Phố ở đây lớn hơn phố nơi nhà Minh ở. Nhà cửa xây sát nhau và toàn là nhà ngói. Có những ngôi nhà có lẽ xây đã gần trăm năm theo kiểu kiến trúc xưa, thấp, nhiều cột, loang lổ lớp vôi trét chứ không phải xi măng. Có những nhà buôn mới xây, to lớn, kiểu cọ và vượt lên trên những mái nhà cao là những dàn ăng ten trắng bạc của máy tivi.
Trên vỉa hè, thưa thớt người qua lại, tôi chợt trố mắt nhìn một cô bé ăn mặc rất "chic" đang đi tới. Em mặc áo sơ mi màu hồng phấn bỏ ra ngoài quần màu đen ống hẹp. Trông tướng em thật sang. Khi em đi ngang, tôi thấy nước da trắng của em ửng hồng hình như đã tắm nắng quá nhiều.
Những buổi chiều ở Sàigòn ngồi ở quán cà phê, tôi đưa mắt nhìn rất kỹ các cô bé đi lại bên ngoài cửa kính, nhưng thú thật chưa lần nào tôi gặp một cô bé "hợp nhãn " như cô bé này. Đảo xe lại, chạy nhanh qua cô bé một lần nữa, Minh nói:
- Anh thấy con nhỏ đó thế nào?
- Tuyệt lắm. Em biết cô ta không?
- Biết chứ. Dân học ở Tây về đó. Mới đến đây ở chừng nửa tháng. Kiêu lắm. Không thèm nói chuyện với ai đâu. Có ngày em và tụi bạn sẽ cho ăn đòn.
Tôi buồn cười cho tính của em giống hệt tính của tôi ngày xưa. Ăn không được thì đạp đổ. Nhưng khổ nỗi những gì mình ghét và muốn đạp đổ thường khiến mình phải nhớ đến, nghĩ đến nhiều hơn. Tình "thù" vẫn khiến người ta khó quên hơn tình "thương”. Chắc Minh đã bị cô bé cho "ê mặt" trong một lần nói chuyện làm quen nào đó, nên cậu em tôi mới hậm hực như vậy. Còn hậm hực chắc Minh còn "mất ngủ" nhiều vì cô bé. Minh nói:
- Anh muốn xem mặt con nhỏ lần nữa không?
Tôi nói:
- Thôi. Anh thích đi xem mấy cái rẫy hơn.
Minh cằn nhằn.
- Mấy cái rẫy có gì đẹp đâu mà anh ham xem dữ vậy.
Biết Minh còn muốn cho cô bé chú ý đến mình nên tôi vỗ vai em bảo.
- Ừ, cũng nên xem cô bé một lần nữa, không phí của trời. Biết đâu ngày mai anh sẽ bị đau bụng...
Chẳng đợi tôi nói hết câu, Minh chống chân xuống đường làm trụ, quẹo xe thật gắt. Chiếc xe chạy nhanh vượt qua cô bé một đoạn đường rồi Minh cho xe chạy vòng lại chậm chậm. Khi chạy ngang cô bé, Minh bóp còi xe "tin tin tin" và tôi đã bật cười thấy cô bé đưa hai tay lên bịt tai, nhưng mắt vẫn thản nhiên nhìn về phía trước. Minh nói:
- Anh thấy con nhỏ kiêu chưa. Rồi có ngày em phải cho nó ăn đòn.
Tôi nói:
- Tại cái còi xe của em kêu như xe chữa lửa nên cô bé không dám nhìn. Lần sau, em nên điều chỉnh cho cái còi kêu êm ái hơn.
Minh nhẹ tay bóp thử còi xe. Hai tiếng "tỉn tỉn" vang lên như tiếng heo kêu khi ngái ngủ. Tôi cười nói:
- Lúc nãy cái còi chịu kêu êm ái như vậy, chủ nhân của nó chắc ăn rồi
Minh phì cười.
- Anh chọc quê em hả?
Chạy hết con đường phố trải đá. Minh sang số một cho xe chạy vào con đường nhỏ lầy cát. Hai bên đường những cây keo lủng lẳng trái chín, mở phơi "cơm" trắng. Xe leo lên một dốc cao, máy nổ ầm ĩ, rồi lao xuống dốc thật nhanh.
Biển hiện ra trước mắt tôi. Xanh thẫm. Tươi Mát. Như xưa. A! Biển, người tình đầu của ta. Tôi không ngăn được tiếng kêu thầm mừng rỡ như gặp lại người yêu từ lâu xa cách.
Những ngày mới lớn, tôi đã dành mối tình đầu cho biển cả ở miền Trung. Ngày đó, tôi vẫn thường trốn học, rướn người, cong lưng đạp chiếc xe đạp cọc cạch trên đoạn đường ngược gió dài bảy cây số để được gặp biển. Gặp biển không phải để bơi lội, vẫy vùng thỏa thích trong nước xanh mát hay đùa nghịch với những lớp sóng bạc đầu. Gặp biển tôi chỉ đúng nhìn màu sắc thay đổi của nước và lắng nghe tiếng sóng rầm rì như lời kể lể trò chuyện thân tình.
Hình như Rimbaud đã nói "Người ta không thể đứng đắn được khi mới mười bảy tuổi". Quả thật, năm mười bảy tuổi tôi đã chẳng đứng đắn chút nào. Thay vì dành tình yêu cho một cô bé cùng lớp đã chú ý đến mình, tôi đã đem tình yêu ấy dâng cho biển cả. Mười bảy tuổi đã qua đi đã mười năm. Tôi tưởng tôi đã trở nên người đứng đắn. Đã quên biển. Nhưng không ngờ trong lần gặp lại biển bất ngờ này, tôi vẫn còn bàng hoàng xúc động. Trái tim có lẽ chẳng bao giờ đứng đắn khi nó đã lỡ yêu một cái gì thiếu nghiêm trang.
Tôi chẳng biết nói với biển điều gì, dù trong lòng có quá nhiều điều muốn nói: Ngaỳ xưa mặc cho bạn bè chế diễu là điên khùng, tôi vẫn thản nhiên đứng lẩm bẩm trò chuyện với biển hằng giờ. Kể cho biển nghe những gì mà tôi chẳng thể tâm sự với ai. Bây giờ tôi đã lớn. Đã biết xấu hổ. Muốn giữ kín những tâm sự và chẳng dám thốt nên lời trước người nào, ngay cả với biển hay với bóng mình. Chẳng dám thốt nên lời để chia sẻ những tâm sự riêng, đấy có phải là lý do khiến người lớn cảm thấy khó sống hơn trẻ thở.
Tôi đang say mê nhìn biển. Minh đã ngừng xe và nói:
- Anh giúp em đẩy xe qua mấy đụn cát kia là tới rẫy.
- Đi thăm rẫy phải khó nhọc vậy sao?
- Không đâu. Tại em chạy đường tắt cho mau. Chạy theo quốc lộ cũng được, nhưng hơi xa và không đi ngang phố.
Hai anh em hì hục, bậm môi đẩy chiếc xe vượt qua những đụn cát. Đến một hàng rào gồm toàn cây xương rồng và những cây dương cao, tôi nghe có tiếng chó sủa vang. Một con chó vện ta lớn từ hàng rào chui ra, chạy xô về phía chúng tôi. Minh tặc lưỡi kêu: Ki ki. Ki ki. Con chó thôi sủa, nhảy chồm lên người Minh ngoắc đuôi mừng rỡ. Minh quay qua nói với tôi.
- Con ki ki nhà em nuôi để giữ rẫy. Đến mùa trái cây chín, ban đêm người ta đi hái trộm nhiều lắm.
Đi đến một cái cổng làm bằng kẽm gai có khóa, Minh gọi lớn.
- Bác Năm ơi, bác Năm.
Đợi một lúc, có một người đàn ông mặc quần áo đen, tóc lốm đốm bạc ra mở cổng. Minh đẩy xe vào và giới thiệu.
- Đây là bác Năm, người coi rẫy. Đây là anh Thanh của con ở Sàigòn mới ra chơi. Ba con có ở đây không bác?
- Ba cậu và cô Phượng đang đợi người ta chất đậu lên xe ngoài kia.
Minh quay sang tôi nói:
- Vậy là khỏe rồi. Anh sẽ gặp ba em và con nhỏ lí lắc bây giờ, khỏi phải đợi đến tối. Anh ngồi lên xe, em chở đi cho mau.
- Anh muốn đi bộ nhìn rẫy vui hơn.
- Cũng được. Em chỉ sợ anh mỏi chân.
Bác Năm đi trước rồi biến mất sau những lùm cây. Minh dắt xe đi trên một con đường nhỏ và tôi đi bên cạnh em. Tôi không biết rõ rẫy của nhà Minh rộng đến đâu, chỉ thấy cây ăn trái mọc um tùm xanh mướt. Cao hơn hết là những cây dừa trĩu trái và Minh chỉ cho tôi biết những cây xoài, ổi, mãng cầu, chùm ruột, táo gai, sa bô chê.
Tôi thích nhất là những cây táo gai, cành lá rậm rạp vươn ra như một cái lọng. Những trái táo lớn bằng đầu ngón tay cái, vỏ bóng loáng, chín vàng, trông no mắt và tôi không ngăn được tính tham ăn, đưa tay hái những trái táo ở các cành thấp nhất. Táo dòn tan vỡ trong miệng ngọt lịm và tỏa hương thơm dịu dàng. Tôi hỏi Minh.
- Hột táo ăn được không em?
Minh cười.
- Được, nếu anh muốn có một cây táo trong bụng.
- Thật đáng tiếc. Luôn luôn người ta phải bỏ đi một phần nào của cái gì mình ưa thích.
Tôi nói vậy khi phải nhả những hạt táo rơi xuống mặt đất cát.
- Đất này bỏ không, hả em?
- Người ta mới nhổ đậu xanh và sắp sửa trồng dưa để lấy hột bán vào dịp tết.
Hai bên con đường cát nhỏ, cách nhau một khoảng xa, tôi nhìn thấy có hai căn nhà lợp tranh, vách ván, nằm đối diện nhau. Căn nhà nào cũng được phủ che bởi những tàn cây ăn trái rợp bóng mát. Tôi hỏi:
- Nhà của ai vậy?
Minh chỉ một căn nhà đang có những sợi khói nhỏ vươn lên.
- Đấy là nhà bác Năm. Còn căn bên này là nhà chú Tám, nhưng chú ấy đã nghỉ việc đi làm nghề sửa xe Honda rồi. Căn nhà bây giờ bỏ không.
- Bác Năm sống một mình?
- Không. Bác Năm sống với vợ và cô con gái. Chị Ngọc làm y tá ở nhà thương huyện, thỉnh thoảng mới về nhà.
- Anh sẽ nói với chú và dì cho anh ở căn nhà bỏ không kia.
Minh cười.
- Anh cần một y tá túc trực để chữa bệnh đau bụng?
Tôi cười đáp:
- Có thể lắm, vì ở đây có nhiều trái chín.
Từ xa, tôi đã nhận ra chú Phong là người đàn ông đang đứng đếm những bao đậu xanh do công nhân chất lên một chiếc xe toyota loại pickup. Chú đã đến ở nhà tôi một lần cùng với dì Phong và tôi không quên được mái tóc của chú chải ngược về sau, bôi đầy dầu chải tóc bóng láng.
Một cô nhỏ tóc cột thành hai bím ở đâu trong lùm cây chạy ra. Em đứng chống nạnh quát.
- Sao anh không ở nhà giúp má. Anh dẫn bạn đi hái táo hả?
Minh trợn mắt quát.
- Đừng hỗn mày. Đây là anh Thanh con bác Trung ở Sàigòn mới ra hồi trưa.
Và Minh quay qua nói với tôi.
- Em đã nói con nhỏ này lí lắc lắm mà. Phượng đó, con gái cưng của ba má em.
Cô nhỏ nhìn Minh "xì" một tiếng, rồi vòng tay nói với tôi.
- Em xin lỗi vì anh thay đổi nhiều quá, nên em không nhận ra.
Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Em đã gặp lần nào đâu mà biết anh thay đổi?
- Em biết anh từ hồi anh mười tuổi kia.
Minh quát.
- Đừng xạo mày. Hồi đó, mày chưa có mặt ở cõi đời này.
Cô nhỏ quay qua cãi với Minh.
- Em xạo hồi nào. Má có cho em xem một tấm ảnh má chụp với anh Thanh hồi ấy mười tuổi, ở đâu Hội An. Anh không tin về hỏi lại má xem.
Tôi bật cười.
- Em nói đúng. Hồi đó và bây giờ dĩ nhiên tôi thay đổi nhiều.
Cô nhỏ háy mắt ngúyt Minh.
- Anh thấy em nói đúng chưa? hồi đó đầu anh Thanh húi cua trông "cù lần" thấy mồ. Còn bây giờ...
Tôi cười hỏi:
- Còn bây giờ thì sao?
- Bây giờ tóc anh dài lòng thòng trông "cần lù" thấy mồ.
Vừa nói xong, cô nhỏ bỏ chạy về phía chú Phong. Minh một tay giữ xe, một tay ôm bụng cười rũ rượi
- Em đã nói con nhỏ lí lắc lắm mà. Có ngày em sẽ cho nó ăn đòn.
Khi đến gần chỗ chú Phong đứng, tôi thấy cô nhỏ đang núp sau lưng chú cười khúc khích. Tôi nói chào chú và chú Phong đưa tay cho tôi bắt.
- Nếu con Phượng không nói trước, chắc chú không nhận ra cháu. Lần gặp cháu ở Sàigòn cách đây ba năm rồi còn gì. Cháu thay đổi nhiều quá. Trông cao và mập hơn xưa.
Cũng như dì Phong, chú Phong hỏi tôi nhiều câu hỏi về gia đình và về chính tôi. Sau cùng chú nói:
- Lâu ngày mới có dịp ra đây, cháu nên ở lại chơi với các em một tháng.
Tôi nói cho chú biết lý do tôi ra đây, như vậy tôi phải ở lại khá lâu. Rồi tôi ngỏ ý với chú tôi muốn ở một mình trong căn nhà bỏ trống ngoài rẫy. Chú nói:
- Ở đây buồn chết và thiếu tiện nghi làm sao cháu sống nổi?
Tôi nói:
- Cháu cần sự yên tĩnh để làm việc. Về tiện nghi cháu chẳng cần gì nhiều ngoài một cái bàn, một chiếc ghế, một cái giường. Cơm nước cháu có thể tự nấu lấy.
Lúc này, cô nhỏ mới rời lưng chú Phong, đúng ra góp ý kiến.
- Cơm nước để em nấu giúp cho.
Minh nói:
- Anh Thanh không thích ăn cơm nhão, cơm khê, cơm sống do mày nấu. Đã có người khác lo cho anh ấy rồi.
Cô nhỏ hỏi:
- Anh nấu hả?
- Không, chị Ngọc.
Chú Phong cười.
- Thằng này chỉ nói bá láp. Thôi trời sắp tối rồi, chúng ta đi về. Chuyện của cháu, chú sẽ bàn lại với dì. Bây giờ cháu lên xe cùng về với chú và em Phượng.
Tôi nói:
- Dạ thôi. Cháu về bằng Honda cùng với em Minh cho vui.
Minh cười nói:
- Anh Thanh đã ngán con nhỏ lí lắc kia rồi!
Nơi đây không có loại xe Honda "ôm" như ở các thành phố. Những chuyến xe lam đầy khách ngồi cả trên mui, thường chạy vút qua và tôi chẳng thể giơ tay vẫy đón. Nhớ lại những lời dì Phong chỉ bảo, tôi dời quán, tay cầm valy đựng quần áo và sách vở, đi ngược lên quốc lộ. Hai bên đường nhà cửa dựng lên sát nhau, tuy là một vùng quê nhưng thấy thật hiếm hoi có những tàng cây lớn trong sân mỗi nhà. Đồng ruộng có lẽ ở phía sau những dãy nhà kia, tôi đoán vậy vì dì Phong đã cho biết ở đây đa số dân chúng sống bằng nghề nông.
Từ xa, tôi đã nhận ra ngôi nhà của dì Phong dễ dàng nhờ những lời tả cặn kẽ của dì mỗi khi đi Sàigòn ghé thăm gia đình tôi. Ngôi nhà duy nhất ở vùng này không quét vôi mà trát bằng những viên đá nhỏ xanh nhạt. Trước nhà có hai chữ Thanh Vân màu đỏ. Ngôi nhà mới xây cất, cao hai tầng trông to lớn, bệ vệ nổi bật giữa những mái nhà thấp mái ngói đen đã cũ.
Tôi không tưởng nổi sự ngạc nhiên của dì Phong khi nhận thấy tôi đặt valy trước cửa nhà. Dì và một cậu con trai đang loay hoay tính toán với những quyển sổ, ở một chiếc bàn có vân vàng bóng kê sát góc nhà. Tôi nói chào dì và bà đã buông cây bút Bic đang cầm ở tay, đứng trợn mắt ngó tôi, thở hổn hển một lúc mới nói được.
- Thằng khỉ, mày làm dì hết hồn!
Tôi cười.
- Chính dì làm cháu hết hồn thì có. Cháu cứ tưởng dì bị đứng tim.
Bấy giờ bà mới cười và hỏi thăm tôi vồn vã. Cùng một lúc bà đặt cả chục câu hỏi về tôi, gia đình tôi, thời tiết Sàigòn, và tôi chẳng biết phải trả lời câu hỏi nào trước. Cậu con trai đứng dậy, chống hai tay lên mặt bàn nói
- Má để anh ấy thở đã chứ. Má hỏi lu bù vậy ai trả lời nổi.
Dì Phong kéo tay cậu nhỏ đứng trước mặt tôi.
- Quên mất, để dì giới thiệu: Đây là Minh, con trai lớn của dì. Còn đây là anh Thanh, con bác Trung.
Cậu em cúi chào tôi. Tóc cậu để khá dài. Cậu mặc chiếc áo thun màu đỏ có in hình trái tim với chữ Love và chiếc quần jean ống rộng. Trông cậu có vẻ là một dân chơi miền quê. Tôi nói:
- Còn chú và em Phượng đâu dì?
- Ông ấy và con nhỏ vừa ăn cơm xong là đi giao hàng ngay, chiều mới về. Mùa hè nghỉ học, hai đứa con của dì đều trở thành thư ký phụ giúp việc ghi chép sổ sách. Đang mùa hái đậu, công việc khá bận rộn. À, mải nói chuyện quên mất, để dì nói người dọn cơm cho cháu.
- Cám ơn dì, cháu đã ăn cơm ở quán.
- Sang thế, vậy Minh hãy dẫn anh con lên lầu nghỉ trưa.
Tôi cúi xuống xách valy đi theo cậu em. Dì Phong nói
- Bỏ valy đấy, dì nói người làm đem lên cho.
Tôi cười.
- Nặng nhọc gì đâu, để cháu tập thể dục cho khỏe.
Cậu em dẫn tôi lên lầu hai của ngôi nhà. Minh mở cửa và đưa tôi vào một phòng lớn. Em kéo những tấm màn che cửa sổ màu xanh lá cây cho nắng ùa vào. Nhìn ra ngoài, tôi thấy những cánh đồng lúa vàng nhạt lấp lánh ánh nắng ở phía xa, sau dãy nhà bên đường.
Minh nói:
- Anh ở phòng này được không? Phòng vẫn bỏ không dành cho khách. Em sẽ nói người làm thu dọn lại.
Tôi nhìn quanh căn phòng. Bàn ghế, tủ quần áo, giường nệm, quạt trần, tất cả đều còn mới và bốn bức tường còn thơm mùi sơn. Tôi nói:
- Tốt quá rồi, phòng của anh ở Sàigòn còn nhỏ và bê bối hơn phòng này nhiều.
Cậu em cười.
- Em nghe má em ca tụng anh ghê lắm. Hy vọng anh sẽ truyền cho em ít "nghề".
Tôi hỏi:
- "Nghề" xoay tiền má chăng?
- "Nghề" đó em không cần phải học thêm, em dư sức xoay tiền má khi cần. Em muốn học "nghề" ăn chơi của dân Sàigòn để cho bọn ở đây "lác mắt".
- Chuyện đó dễ quá mà. Bài học đầu tiên, em hãy bỏ chiếc áo thun màu đỏ đi.
- Sao vậy, áo này mốt mới mà anh.
- Em thấy đó, trời đang nắng chói chang. Chiếc áo thun màu đỏ rực trông "xốn" con mắt quá. Vả lại, do em ngăm đen, màu đỏ làm do em đen thêm. Em hãy để dành chiếc áo đó vào mùa mưa. Người ăn mặc đẹp là người biết cách chọn màu áo và kiểu áo hợp với thời tiết, màu do và khung cảnh mình sống.
Cậu em gật gật đầu.
- Anh nói có lý. Vậy bây giờ em phải mặc áo màu gì?
- Màu trắng.
- Cám ơn anh. Bây giờ anh nghỉ trưa, chiều em sẽ dẫn anh đi thăm phố quận.
Minh đi ra, đến gần cầu thang em ngoảnh lại chỉ tay về phía cuối hành lang.
- Em quên nói với anh, nhà tắm ở phía đó.
Tôi nghe tiếng dép của Minh đang đi nhanh xuống cầu thang, nhỏ dần rồi mất hút. Tôi bật cười cho tính dễ nể phục của cậu em. Về cách ăn mặc tôi có biết quái gì đâu. Những lần đi chơi với tôi, cô em gái vẫn luôn miệng chê tôi ăn mặc lôi thôi, chẳng giống con giáp nào. Nhưng thực hành mới khó, lý thuyết ai mà chẳng nói được.
Tôi mở valy lấy khăn tắm. Cần phải tắm rửa, gội sạch lớp bụi đường nhớp nhúa bám đầy trên người để có giấc ngủ trưa thỏa mái, chiều còn đi chơi.
Tiếng gõ cửa làm tôi thức dậy. Suốt buổi sáng ngồi trên xe đò không chợp mắt được. Người mệt đừ nên vừa ngả lưng xuống giường tôi đã ngủ một giấc đã đời.
Tiếng gõ cửa dè dặt vang lên. Tôi hỏi:
- Ai đó?
- Em đây.
Nhận ra tiếng Minh, tôi nói:
- Cứ vào.
Cậu em đẩy cửa vào. Em đã thay chiếc áo thun đỏ bằng chiếc áo vải sợi màu trắng có hàng cúc trước ngực được cài cẩn thận. Tôi mỉm cười nói:
- Chiếc áo hợp với em lắm, nhưng hãy mở một hạt cúc trên cùng trông cho “chic" hơn.
- "Xích" là gì vậy anh?
- Là ăn mặc đúng điệu.
Minh mở một hạt cúc và nói:
- Anh đi rửa mặt rồi em đưa anh đi dạo phố.
Rửa mặt và thay quần áo xong, tôi theo Minh xuống nhà. Dì Phong đang ngồi ở bàn đếm tiền thấy tôi đi, dì cười hỏi:
- Ngủ được không?
- Dạ, cháu ngủ một giấc chẳng còn biết trời trăng gì nữa.
- Dì sợ cháu lạ nhà ngủ không được. Má cháu nói cháu rất khó ngủ.
Tôi cười.
- Có lẽ tại đây yên tỉnh nên cháu ngủ dễ dàng.
Minh nói
- Con đưa anh ấy đi xem phố huyện.
- Có gì mà xem. Cả huyện còn nhỏ hơn một con đường Sàigòn.
Tôi nói:
- Dạ, miền quê chắc có nhiều cảnh lạ, cháu cũng muốn được gặp các cô thôn nữ xem sao.
Dì cười.
- Ôi trời, họ đâu có đẹp bằng các cô ở sàigòn. Hai anh em đi chơi nhớ về sớm ăn cơm.
Minh dẫn chiếc Honda màu đen từ trong nhà ra. Chiếc xe có ghi đông cao uốn cong và những đồ phụ tùng bằng đồng bóng loáng. Ở bình xăng dán đầy những bông hoa màu sắc rực rỡ. Tôi nghĩ cậu em bày đặt ăn chơi kiểu cọ cho bằng dân ở tỉnh, để quên đi mặc cảm dân quê của cậu. Con phố chính chẳng có gì đáng nhìn. Nhà cửa, quán nước, bàn billard trông có vẻ như một vùng ngoại thành sàigòn. Minh chạy xe chậm hai vòng cho tôi quan sát rồi em quay lại hỏi tôi.
- Anh thấy có gì đặc biệt không?
Tôi nói:
- Em chở anh đi xem mấy cánh đồng chắc là thú vị hơn.
Minh rồ ga cho xe chạy nhanh. Ra khỏi quố huyện chừng hai trăm thước, tôi đã thấy những cánh đồng nằm sát hai bên quốc lộ. Khi quay lại thấy huyện lỵ đã nằm sau dãy đồi trồng chuối và khoai mì, tôi nói Minh ngừng xe. Cậu em tắt máy dựng xe bên đường. Tôi đi xuống ngồi ở một bờ ruộng cỏ mọc xanh mướt.
Cánh đồng trải dài đến tận dãy núi màu xanh lam ở phía xa. Đồng lúa trong ánh nắng buổi chiều vàng rực khiến tôi nhớ đến mấy bức tranh sơn dầu vẽ phong cảnh miền quê của cézanne. So sánh những tranh đó với đồng lúa này, tôi phục tài dùng màu vàng của nhà danh họa người Pháp. Thiên nhiên có những màu sắc đẹp lạ lùng và một người vẽ dở như tôi chẳng bao giờ pha trộn được màu sắc đó. Màu vàng vốn là màu tôi thù ghét, nhưng nhìn cánh đồng lúa chín vàng trước mặt, tôi đã yêu vẻ đẹp óng ả, rạng rỡ, tiềm ẩn sức sống mãnh liệt của màu vàng.
- Anh làm gì mà có vẻ mê cánh đồng này quá vậy?
Tiếng Minh làm tôi giật mình. Cậu em đã đi xuống bờ ruộng và đứng ở bên tôi lúc nào. Tôi ngắt một gié lúa, bứt hạt bỏ vào miệng nhai. Những hạt lúa non mềm ngọt. Tôi nói:
- Anh mới nhìn thấy đồng lúa chín lần đầu. Vẻ đẹp nào mới nhìn thấy lần đầu cũng khiến mình say mê.
Minh cười.
- Anh mê cánh đồng này còn hơn nông dân. Nếu làm ruộng chắc anh sẽ trúng lớn.
Cậu em tôi cũng biết khôi hài đấy chứ. Chưa hiểu nhiều về em, nhưng tôi đã mến em ở tính vui vẻ đó. bất cứ người nào (hay con vật nào) biết tạo nụ cười cho người khác tôi đều quí mến. Đấy là lý do tôi ưa thích con khỉ hơn các con vật có bề ngoài xinh đẹp. Tôi mến con khỉ, tôi thương con khỉ hơn vì nó đã làm hề không công cho mọi người xem.
Tôi cười trả lời cậu em.
- Biết đâu đấy có thể anh sẽ cưới một cô thôn nữ và lập nghiệp luôn ở đây. À, ruộng nhà em nằm ở đâu?
- Ruộng nhà em nằm rải rác nhiều nơi, nhưng cho người ta thuê hết rồi. Bây giờ chỉ còn rẫy giao cho bác Năm coi.
- Rẫy là gì vậy?
- Đấy là những mảnh đất rộng và người ta trồng nhiều thứ hoa mầu như Đậu xanh, đậu phụng, khoaimi, dưa. Trong rẫy còn có vườn trồng táo, ổi, mít, dừa, xoài.
- Rẫy nhà em ở gần đây không?
- Cách chừng năm cây số.
- Vậy chở anh đi xem.
- xem hết mọi thứ trong chiều nay chắc đến ngày mai anh phải nằm nhà, vì ở đây chẳng có gì đáng để xem cả.
Tôi bèn xổ danh ngôn.
- Việc gì làm được ngày hôm nay chớ để đến ngày mai. Biết đâu ngày mai anh đau bụng và chẳng thể đi đâu.
- Anh đau bao tử à?
- Tim, gan, ruột, bao tử, lá lách, phổi phèo, đầu óc... cái gì trong người anh cũng dễ đau. Vì vậy anh rất quí những giây phút khỏe mạnh.
Minh cười.
- Đau cái gì cũng được, nhưng hễ đau tim thì mệt lắm.
Tôi vừa ngồi lên xe. Minh đã rồ ga cho xe "vọt" đi khiến tôi xúyt ngã và phải bám chặt vào hông cậu em. Hai bên đường xen lẫn giữa những cánh đồng lúa chín vàng còn có những cánh đồng lúa xanh ngắt. Tôi không nhìn thấy bóng một ngôi nhà ở đây. Gió thổi tóc tôi bay ngang tai kêu vo vo như tiếng thông reo ở Đà Lạt.
Xe chạy thêm một lúc một lâu, tôi đã thấy những mái nhà tranh màu xám tro. Hai bên đường không còn những cánh đồng lúa, thay vào đó những cây cao cành lá xum xuê. Tôi đoán chúng là những cây xoài vì đã có dịp thấy hình dáng những cây đó trong những mảnh vườn rộng lớn ở Long Xuyên.
Đang chạy xe thật nhanh trên quốc lộ, Minh quẹo xe vào một con đường đầy ổ gà và cho xe chạy chậm để tránh những chiếc xe lam đầy người chạy ngược lên. Dọc theo một bên đường có con sông nước phẳng lặng, bên kia sông có đồi cát chạy dài màu nâu đỏ, Minh cho xe chạy đến một bãi cỏ rồi ngừng lại. Em chỉ cho tôi thấy trường trung học của em nằm ở một bên đường, gần ngôi đình cổ sắp đổ nát.
Ngôi trường xây cất theo hình chữ U và đang xây thêm lầu ở dãy lớp ngang. Trong sân trường những cây muồng trổ đầy hoa vàng và những cây phượng đầy quả dài và dẹp màu xanh nhợt. Những quả phượng sắp chín, như thế ngày tựu trường chắc cũng sắp đến. Minh nói:
- Em học ở đây từ lớp sáu, lúc đó chưa có lớp dãy ngang kia. Em Phượng cũng học ở đây, năm nay nó lên lớp chín. Trường trông "quê" không anh?
Tôi đáp.
- Không! Trông nó thân mật lắm, vì nó đúng là một ngôi trường. Có sân chơi, cây cối, hàng rào, xa chợ búa. Khác hẳn những trường ở Sàigòn xây cất sát đường, ôn ào, nhiều lầu, cứ như khách sạn hay thương xá.
Minh lắc đầu.
- Chắc anh mê ngôi trường này như mê cánh đồng rồi. Vậy ngoài nghề nông anh nên xin dạy thêm ở đây.
Tôi cười vỗ vai Minh.
- Thôi đi. Anh thích xem mấy cái rẫy hơn.
Minh cho xe chạy dần vào phố. Phố ở đây lớn hơn phố nơi nhà Minh ở. Nhà cửa xây sát nhau và toàn là nhà ngói. Có những ngôi nhà có lẽ xây đã gần trăm năm theo kiểu kiến trúc xưa, thấp, nhiều cột, loang lổ lớp vôi trét chứ không phải xi măng. Có những nhà buôn mới xây, to lớn, kiểu cọ và vượt lên trên những mái nhà cao là những dàn ăng ten trắng bạc của máy tivi.
Trên vỉa hè, thưa thớt người qua lại, tôi chợt trố mắt nhìn một cô bé ăn mặc rất "chic" đang đi tới. Em mặc áo sơ mi màu hồng phấn bỏ ra ngoài quần màu đen ống hẹp. Trông tướng em thật sang. Khi em đi ngang, tôi thấy nước da trắng của em ửng hồng hình như đã tắm nắng quá nhiều.
Những buổi chiều ở Sàigòn ngồi ở quán cà phê, tôi đưa mắt nhìn rất kỹ các cô bé đi lại bên ngoài cửa kính, nhưng thú thật chưa lần nào tôi gặp một cô bé "hợp nhãn " như cô bé này. Đảo xe lại, chạy nhanh qua cô bé một lần nữa, Minh nói:
- Anh thấy con nhỏ đó thế nào?
- Tuyệt lắm. Em biết cô ta không?
- Biết chứ. Dân học ở Tây về đó. Mới đến đây ở chừng nửa tháng. Kiêu lắm. Không thèm nói chuyện với ai đâu. Có ngày em và tụi bạn sẽ cho ăn đòn.
Tôi buồn cười cho tính của em giống hệt tính của tôi ngày xưa. Ăn không được thì đạp đổ. Nhưng khổ nỗi những gì mình ghét và muốn đạp đổ thường khiến mình phải nhớ đến, nghĩ đến nhiều hơn. Tình "thù" vẫn khiến người ta khó quên hơn tình "thương”. Chắc Minh đã bị cô bé cho "ê mặt" trong một lần nói chuyện làm quen nào đó, nên cậu em tôi mới hậm hực như vậy. Còn hậm hực chắc Minh còn "mất ngủ" nhiều vì cô bé. Minh nói:
- Anh muốn xem mặt con nhỏ lần nữa không?
Tôi nói:
- Thôi. Anh thích đi xem mấy cái rẫy hơn.
Minh cằn nhằn.
- Mấy cái rẫy có gì đẹp đâu mà anh ham xem dữ vậy.
Biết Minh còn muốn cho cô bé chú ý đến mình nên tôi vỗ vai em bảo.
- Ừ, cũng nên xem cô bé một lần nữa, không phí của trời. Biết đâu ngày mai anh sẽ bị đau bụng...
Chẳng đợi tôi nói hết câu, Minh chống chân xuống đường làm trụ, quẹo xe thật gắt. Chiếc xe chạy nhanh vượt qua cô bé một đoạn đường rồi Minh cho xe chạy vòng lại chậm chậm. Khi chạy ngang cô bé, Minh bóp còi xe "tin tin tin" và tôi đã bật cười thấy cô bé đưa hai tay lên bịt tai, nhưng mắt vẫn thản nhiên nhìn về phía trước. Minh nói:
- Anh thấy con nhỏ kiêu chưa. Rồi có ngày em phải cho nó ăn đòn.
Tôi nói:
- Tại cái còi xe của em kêu như xe chữa lửa nên cô bé không dám nhìn. Lần sau, em nên điều chỉnh cho cái còi kêu êm ái hơn.
Minh nhẹ tay bóp thử còi xe. Hai tiếng "tỉn tỉn" vang lên như tiếng heo kêu khi ngái ngủ. Tôi cười nói:
- Lúc nãy cái còi chịu kêu êm ái như vậy, chủ nhân của nó chắc ăn rồi
Minh phì cười.
- Anh chọc quê em hả?
Chạy hết con đường phố trải đá. Minh sang số một cho xe chạy vào con đường nhỏ lầy cát. Hai bên đường những cây keo lủng lẳng trái chín, mở phơi "cơm" trắng. Xe leo lên một dốc cao, máy nổ ầm ĩ, rồi lao xuống dốc thật nhanh.
Biển hiện ra trước mắt tôi. Xanh thẫm. Tươi Mát. Như xưa. A! Biển, người tình đầu của ta. Tôi không ngăn được tiếng kêu thầm mừng rỡ như gặp lại người yêu từ lâu xa cách.
Những ngày mới lớn, tôi đã dành mối tình đầu cho biển cả ở miền Trung. Ngày đó, tôi vẫn thường trốn học, rướn người, cong lưng đạp chiếc xe đạp cọc cạch trên đoạn đường ngược gió dài bảy cây số để được gặp biển. Gặp biển không phải để bơi lội, vẫy vùng thỏa thích trong nước xanh mát hay đùa nghịch với những lớp sóng bạc đầu. Gặp biển tôi chỉ đúng nhìn màu sắc thay đổi của nước và lắng nghe tiếng sóng rầm rì như lời kể lể trò chuyện thân tình.
Hình như Rimbaud đã nói "Người ta không thể đứng đắn được khi mới mười bảy tuổi". Quả thật, năm mười bảy tuổi tôi đã chẳng đứng đắn chút nào. Thay vì dành tình yêu cho một cô bé cùng lớp đã chú ý đến mình, tôi đã đem tình yêu ấy dâng cho biển cả. Mười bảy tuổi đã qua đi đã mười năm. Tôi tưởng tôi đã trở nên người đứng đắn. Đã quên biển. Nhưng không ngờ trong lần gặp lại biển bất ngờ này, tôi vẫn còn bàng hoàng xúc động. Trái tim có lẽ chẳng bao giờ đứng đắn khi nó đã lỡ yêu một cái gì thiếu nghiêm trang.
Tôi chẳng biết nói với biển điều gì, dù trong lòng có quá nhiều điều muốn nói: Ngaỳ xưa mặc cho bạn bè chế diễu là điên khùng, tôi vẫn thản nhiên đứng lẩm bẩm trò chuyện với biển hằng giờ. Kể cho biển nghe những gì mà tôi chẳng thể tâm sự với ai. Bây giờ tôi đã lớn. Đã biết xấu hổ. Muốn giữ kín những tâm sự và chẳng dám thốt nên lời trước người nào, ngay cả với biển hay với bóng mình. Chẳng dám thốt nên lời để chia sẻ những tâm sự riêng, đấy có phải là lý do khiến người lớn cảm thấy khó sống hơn trẻ thở.
Tôi đang say mê nhìn biển. Minh đã ngừng xe và nói:
- Anh giúp em đẩy xe qua mấy đụn cát kia là tới rẫy.
- Đi thăm rẫy phải khó nhọc vậy sao?
- Không đâu. Tại em chạy đường tắt cho mau. Chạy theo quốc lộ cũng được, nhưng hơi xa và không đi ngang phố.
Hai anh em hì hục, bậm môi đẩy chiếc xe vượt qua những đụn cát. Đến một hàng rào gồm toàn cây xương rồng và những cây dương cao, tôi nghe có tiếng chó sủa vang. Một con chó vện ta lớn từ hàng rào chui ra, chạy xô về phía chúng tôi. Minh tặc lưỡi kêu: Ki ki. Ki ki. Con chó thôi sủa, nhảy chồm lên người Minh ngoắc đuôi mừng rỡ. Minh quay qua nói với tôi.
- Con ki ki nhà em nuôi để giữ rẫy. Đến mùa trái cây chín, ban đêm người ta đi hái trộm nhiều lắm.
Đi đến một cái cổng làm bằng kẽm gai có khóa, Minh gọi lớn.
- Bác Năm ơi, bác Năm.
Đợi một lúc, có một người đàn ông mặc quần áo đen, tóc lốm đốm bạc ra mở cổng. Minh đẩy xe vào và giới thiệu.
- Đây là bác Năm, người coi rẫy. Đây là anh Thanh của con ở Sàigòn mới ra chơi. Ba con có ở đây không bác?
- Ba cậu và cô Phượng đang đợi người ta chất đậu lên xe ngoài kia.
Minh quay sang tôi nói:
- Vậy là khỏe rồi. Anh sẽ gặp ba em và con nhỏ lí lắc bây giờ, khỏi phải đợi đến tối. Anh ngồi lên xe, em chở đi cho mau.
- Anh muốn đi bộ nhìn rẫy vui hơn.
- Cũng được. Em chỉ sợ anh mỏi chân.
Bác Năm đi trước rồi biến mất sau những lùm cây. Minh dắt xe đi trên một con đường nhỏ và tôi đi bên cạnh em. Tôi không biết rõ rẫy của nhà Minh rộng đến đâu, chỉ thấy cây ăn trái mọc um tùm xanh mướt. Cao hơn hết là những cây dừa trĩu trái và Minh chỉ cho tôi biết những cây xoài, ổi, mãng cầu, chùm ruột, táo gai, sa bô chê.
Tôi thích nhất là những cây táo gai, cành lá rậm rạp vươn ra như một cái lọng. Những trái táo lớn bằng đầu ngón tay cái, vỏ bóng loáng, chín vàng, trông no mắt và tôi không ngăn được tính tham ăn, đưa tay hái những trái táo ở các cành thấp nhất. Táo dòn tan vỡ trong miệng ngọt lịm và tỏa hương thơm dịu dàng. Tôi hỏi Minh.
- Hột táo ăn được không em?
Minh cười.
- Được, nếu anh muốn có một cây táo trong bụng.
- Thật đáng tiếc. Luôn luôn người ta phải bỏ đi một phần nào của cái gì mình ưa thích.
Tôi nói vậy khi phải nhả những hạt táo rơi xuống mặt đất cát.
- Đất này bỏ không, hả em?
- Người ta mới nhổ đậu xanh và sắp sửa trồng dưa để lấy hột bán vào dịp tết.
Hai bên con đường cát nhỏ, cách nhau một khoảng xa, tôi nhìn thấy có hai căn nhà lợp tranh, vách ván, nằm đối diện nhau. Căn nhà nào cũng được phủ che bởi những tàn cây ăn trái rợp bóng mát. Tôi hỏi:
- Nhà của ai vậy?
Minh chỉ một căn nhà đang có những sợi khói nhỏ vươn lên.
- Đấy là nhà bác Năm. Còn căn bên này là nhà chú Tám, nhưng chú ấy đã nghỉ việc đi làm nghề sửa xe Honda rồi. Căn nhà bây giờ bỏ không.
- Bác Năm sống một mình?
- Không. Bác Năm sống với vợ và cô con gái. Chị Ngọc làm y tá ở nhà thương huyện, thỉnh thoảng mới về nhà.
- Anh sẽ nói với chú và dì cho anh ở căn nhà bỏ không kia.
Minh cười.
- Anh cần một y tá túc trực để chữa bệnh đau bụng?
Tôi cười đáp:
- Có thể lắm, vì ở đây có nhiều trái chín.
Từ xa, tôi đã nhận ra chú Phong là người đàn ông đang đứng đếm những bao đậu xanh do công nhân chất lên một chiếc xe toyota loại pickup. Chú đã đến ở nhà tôi một lần cùng với dì Phong và tôi không quên được mái tóc của chú chải ngược về sau, bôi đầy dầu chải tóc bóng láng.
Một cô nhỏ tóc cột thành hai bím ở đâu trong lùm cây chạy ra. Em đứng chống nạnh quát.
- Sao anh không ở nhà giúp má. Anh dẫn bạn đi hái táo hả?
Minh trợn mắt quát.
- Đừng hỗn mày. Đây là anh Thanh con bác Trung ở Sàigòn mới ra hồi trưa.
Và Minh quay qua nói với tôi.
- Em đã nói con nhỏ này lí lắc lắm mà. Phượng đó, con gái cưng của ba má em.
Cô nhỏ nhìn Minh "xì" một tiếng, rồi vòng tay nói với tôi.
- Em xin lỗi vì anh thay đổi nhiều quá, nên em không nhận ra.
Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Em đã gặp lần nào đâu mà biết anh thay đổi?
- Em biết anh từ hồi anh mười tuổi kia.
Minh quát.
- Đừng xạo mày. Hồi đó, mày chưa có mặt ở cõi đời này.
Cô nhỏ quay qua cãi với Minh.
- Em xạo hồi nào. Má có cho em xem một tấm ảnh má chụp với anh Thanh hồi ấy mười tuổi, ở đâu Hội An. Anh không tin về hỏi lại má xem.
Tôi bật cười.
- Em nói đúng. Hồi đó và bây giờ dĩ nhiên tôi thay đổi nhiều.
Cô nhỏ háy mắt ngúyt Minh.
- Anh thấy em nói đúng chưa? hồi đó đầu anh Thanh húi cua trông "cù lần" thấy mồ. Còn bây giờ...
Tôi cười hỏi:
- Còn bây giờ thì sao?
- Bây giờ tóc anh dài lòng thòng trông "cần lù" thấy mồ.
Vừa nói xong, cô nhỏ bỏ chạy về phía chú Phong. Minh một tay giữ xe, một tay ôm bụng cười rũ rượi
- Em đã nói con nhỏ lí lắc lắm mà. Có ngày em sẽ cho nó ăn đòn.
Khi đến gần chỗ chú Phong đứng, tôi thấy cô nhỏ đang núp sau lưng chú cười khúc khích. Tôi nói chào chú và chú Phong đưa tay cho tôi bắt.
- Nếu con Phượng không nói trước, chắc chú không nhận ra cháu. Lần gặp cháu ở Sàigòn cách đây ba năm rồi còn gì. Cháu thay đổi nhiều quá. Trông cao và mập hơn xưa.
Cũng như dì Phong, chú Phong hỏi tôi nhiều câu hỏi về gia đình và về chính tôi. Sau cùng chú nói:
- Lâu ngày mới có dịp ra đây, cháu nên ở lại chơi với các em một tháng.
Tôi nói cho chú biết lý do tôi ra đây, như vậy tôi phải ở lại khá lâu. Rồi tôi ngỏ ý với chú tôi muốn ở một mình trong căn nhà bỏ trống ngoài rẫy. Chú nói:
- Ở đây buồn chết và thiếu tiện nghi làm sao cháu sống nổi?
Tôi nói:
- Cháu cần sự yên tĩnh để làm việc. Về tiện nghi cháu chẳng cần gì nhiều ngoài một cái bàn, một chiếc ghế, một cái giường. Cơm nước cháu có thể tự nấu lấy.
Lúc này, cô nhỏ mới rời lưng chú Phong, đúng ra góp ý kiến.
- Cơm nước để em nấu giúp cho.
Minh nói:
- Anh Thanh không thích ăn cơm nhão, cơm khê, cơm sống do mày nấu. Đã có người khác lo cho anh ấy rồi.
Cô nhỏ hỏi:
- Anh nấu hả?
- Không, chị Ngọc.
Chú Phong cười.
- Thằng này chỉ nói bá láp. Thôi trời sắp tối rồi, chúng ta đi về. Chuyện của cháu, chú sẽ bàn lại với dì. Bây giờ cháu lên xe cùng về với chú và em Phượng.
Tôi nói:
- Dạ thôi. Cháu về bằng Honda cùng với em Minh cho vui.
Minh cười nói:
- Anh Thanh đã ngán con nhỏ lí lắc kia rồi!
Chương 3
Dì Phong nhất định bắt buộc tôi ở lại nhà dì để chăm sóc việc ăn uống được kỹ càng. Tôi phải đưa ra nhiều lý do như sự yên tĩnh, thoáng khí và sống một mình tôi mới dễ làm việc. Tôi cần viết xong tập tiểu luận trong vòng ba tháng để kịp trình Hội Đồng Giám Khảo vào tháng mười hai. Nghe vậy, dì Phòng mới chấp nhận đòi hỏi của tôi.
Ba ngày sau, tôi trở lại rẫy. Căn nhà tranh đã được quét dọn gọn gàng. Trong nhà có một giường nylon, một chiếc bàn và một chiếc ghế đúng như lời tôi yêu cầu, vì không muốn tiếp khách ở đây. Tôi còn có một bếp dầu để đun nước uống, một phích chứa nước sôi để pha cà phê khi cần. Sau nhà có một ảnh nước lớn cho tôi tắm rửa. Còn cơm ăn, không muốn tôi mất thì giờ nấu nướng, dì Phong đã nhờ bác Năm nấu và đem sang mỗi bữa.
Trên bàn tôi để tất cả những quyển sách cần thiết. Một máy cassette chạy pin và những băng nhạc ưa thích đem từ Sàigòn ra. Khi biết trong vườn có một cây trúc đào nở hoa bốn mùa, tôi đã nhờ bác Năm cưa ngang một ống tre khô và như thế trên bàn còn có thêm một "bình hoa" trúc đào luôn luôn có những bông hoa đỏ hồng tươi thắm.
Tập tiểu luận của tôi viết về chí Tôn ca (bhagavad Gità). Đó là một tập thơ (nhưng chẳng thơ mộng tí nào) dài 700 câu, là một phần rất nhỏ của thiên anh hùng ca vĩ đại Mahâbhârata dài 10.000 câu, được sáng tác ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ năm trước Thiên chúa giáng sinh. Theo các học giả, chí Tôn ca là một Cuốn Thánh thư nào vĩ đại, đầy đủ và vắn tắt bằng nó. Công việc của tôi là cố gắng nói lên đầy đủ sự vĩ đại của tập thơ vắn tắt đó, trong tập tiểu luận nhỏ bé của mình.
Tôi quyết định mỗi ngày phải viết mười trang giấy pelure và trong vòng hơn một tháng hay tháng rưỡi tôi phải hoàn tất tập tiểu luận. Tôi tự viết một thời khóa biểu, dán trên ván như sau:
07g: tắm biển
07g: 30: ăn sáng, nghe nhạc
08g: viết
12g: ăn trưa, nghe nhạc
12g30 ngủ
15g viết
18g30 tắm biển
19g ăn tối, nghe nhạc
20g viết
23g ngủ
Bị chú ngày chủ nhật tự do.
Tôi đã sống đúng thời khóa biểu trên được mười một ngày. Tập tiểu luận của tôi đã được 100 trang, không kể bốn trang bìa. Chỉ có 100 trang vì ngày chủ nhật tôi dành thì giờ về thăm gia đình dì Phong.
Giữa tháng chín, trời đã đổ những cơn mưa nửa đêm làm không khí mát lạnh vào những buổi sáng, khiến người ta dễ ngủ vùi. Nhưng theo thói quen tôi đã thức giấc vào lúc mặt trời nhô lên khỏi mặt biển và tiếng chim hót riú rít vang lên trong những lùm cây táo ngoài vườn.
Thường ngày, tôi cởi trần và mặc quần tắm chạy thẳng ra biển bơi lội. Sáng nay, trời gây gây lạnh tôi phải mặc quần dài, áo thun và choàng khăn tắm quanh vai khi rời khỏi nhà.
Bầu trời, mặt biển đã được cơn mưa đêm qua tắm gội, trông trong sáng hơn mọi ngày. Tôi cất tiếng chào biển, người vợ hiền của ta ở chốn này. Gần hai tuần sống ở đây, tôi và biển đã làm lễ cưới. Biển không còn là người tình đầu, thầm thì những lời yêu thương lẩm cẩm với tôi như xưa. Bây giờ biển là vợ tôi và mỗi ngày "nàng" có bổn phận tắm rửa kỹ càng cho tôi hai lần. Trời còn gây lạnh, chạy bộ khoảng một cây số cho nóng người. Trước khi nhảy xuống biển, tôi tưởng nước lạnh lắm, không ngờ nước biển ấm hơn không khí trên mặt nước. Tôi trầm mình lặn những hơi dài trong khi bơi ra xa.
Chưa bao giờ tôi gặp một người tắm chung với tôi ở quãng biển này. Ngay cả trên bờ, tôi cũng ít khi gặp người lạ đi ngang vì rẫy của nhà Minh ở khá xa khu đông dân cư. Một mình giữa thiên nhiên bao la, tôi kêu rú lên từng hồi một cách man dại rồi bật cười hặc hặc. Chắc bà vợ biển của tôi phải bực mình lắm vì đã lấy nhằm một ông chồng khùng.
Khi bơi vào gần bờ, tôi nhìn thấy một cô gái đang đứng ở chỗ tôi để quần áo và đang hướng ống nhòm về phía tôi. Tôi nghĩ là bé Phượng, nhưng nhìn kỹ quần áo cô gái mặc, tôi biết không phải là cô em họ của tôi, Phượng đâu có diện áo pull, quần jean "kẻng" như vậy, có lẽ đó là cô Ngọc, con gái bác Năm người giữ rẫy như Minh đã nói, nhưng tôi chưa có dịp gặp mặt lần nào.
Tôi phớt tỉnh ăng lê đi lên bờ. Theo thói quen, tôi nghiêng đầu nhảy vài cái cho nước biển trong tai chảy ra và tôi thấy cô gái vẫn hướng ống nhòm về phía tôi. Bị quan sát kỹ quá, tôi đâm nhột, chẳng còn phớt tỉnh ăng lê nữa.
Tôi đi nhanh về phía cô gái, định ôm quần áo về nhà tắm lại bằng nước ngọt.
Khi tôi đến gần cô gái thả ống nhòm đeo tòn teng trước ngực và chúa ơi, nàng đâu phải là người xa lạ. Nàng chín là cô bé "kiêu lắm” mà tôi và Minh đã gặp ở ngoài phố hôm nào. Cô bé nhìn tôi từ đầu đến chân rồi buông tiếng thở dài.
- Ông làm tôi thất vọng!
Theo đúng truyền thống con trai Bắc kỳ "ăn miếng trả miếng" chứ không có nhường nhịn.
- Chắc em tưởng tôi là "kép độc" của một gánh cải lương mà em ưa thích, vừa mới từ Sàigòn ra huyện hát phải không?
- Không. Tôi tưởng ông là một quái vật. Nghe tiếng kêu rú vang mặt biển, tôi đã đưa ống nhòm ra quan sát hy vọng được thấy một quái vật thời tiền sử còn sống sót ở biển này, không ngờ chỉ là ông. Một người rất tầm thường vì có đủ đầu, mình và tay chân.
Nghe cô bé trả lời, tôi biết nàng chẳng phải thuộc loại "con nai vàng ngơ ngác" mà là "con nai vàng có sừng”. Đúng là dân học ở Tây về, miệng lưỡi "ăn người" lắm. Tôi cúi xuống ôm quần áo vào ngục định "lỉnh" cho xong chuyện, nhưng cô bé còn nói với theo.
- Ông không cảm ơn tôi à?
Dòng máu nóng trong tôi đột nhiên nổi lên cuồn cuộn như thác đổ. Tôi đâu phải là hạng đàn ông để cho mấy cô "nhí" hạ mình bằng "võ miệng" dễ dàng. Tôi gắt:
- Cảm ơn cô. Cái búa!
Cô bé bật cười rồi khum tay che miệng
- Ông ăn nói "bất lịch sịch" quá. Tôi đã mất thì giờ đứng coi chừng quần áo cho ông khỏi bị mất cắp, vậy mà ông không thèm một lời cám ơn tử tế.
Tôi nhún vai trả lời:
- Tôi có "thuê" cô coi hộ quần áo hồi nào đâu. Ở khúc biển này có ma nào đến mà sợ mất cắp.
- Vậy mà vừa rồi có mọi người sắp lấy cắp quần áo của ông, nếu không có tôi ngăn cản.
Tôi ngó quanh hỏi:
- Ai đâu?
Cô bé chỉ vào mặt cô và đáp.
- Chính tôi.
Tôi bật cười hặc hặc. Mỗi khi tôi bật cười hặc hặc thì lạ lùng thay dòng máu trong tôi lại phẳng lặng như "nước hồ thu" Tôi trở nên ăn nói rất dịu dàng, nhưng có duyên hay không thì còn phải xét lại.
- Cám ơn em đã coi giùm quần áo. Sao em không xuống biển tắm? Nước ấm lắm.
Cô bé nói:
- Tôi chỉ thích nhìn biển.
- "Nhìn biển" chúa ơi, tôi đã hiểu cô bé này mắc chứng bệnh thiếu "đứng đắn" như tôi ngày xưa. Tôi hỏi:
- Em mười bảy tuổi phải không?
- Ai nói cho ông biết vậy?
- Rimbaud.
- Rimbaud?
- Phải. Ông ấy đã nói "Người ta không thể đứng đắn khi mới mười bảy tuổi".
- Ông nghĩ tôi là người thiếu "đứng đắn".
- Phải. Khi em đã đi bộ mỏi chân ra biển, nhưng không tắm mà chỉ đứng nhìn.
- Như vậy, tôi thiếu "đứng đắn" hơi sớm vì một tuần nữa mới ăn sinh nhật mười bảy tuổi.
Mặt trời mọc lơ lửng trên mặt biển xanh thẫm như một quả bóng bóng bay màu đỏ rực, đang chuyển dần sang màu vàng óng. Không đeo đồng hồ, nhưng tôi cũng biết đã đến giờ ăn sáng theo thời khóa biểu. Tôi nói với cô bé
- Nếu em rảnh, mời em đến nhà tôi uống cà phê. Nhà tôi ở trong rẫy kia.
Tôi chỉ tay cho cô bé thấy những tàng cây xanh vươn cao ở phía sau những đụn cát. Cô bé nói:
- Vâng. Tôi sẽ uống, nếu cà phê ông pha không quá tệ.
Tôi quàng khăn tắm quanh vai bước đi trước và cô bé đi theo bên cạnh. Buổi sáng mát rượi. Trên những đụn cát vẫn còn ẩm ướt, dấu vết của trận mưa đêm qua chưa biến mất. Tôi dẫn cô bé đi trên một đường mòn nhỏ bé để tránh những cây cỏ chông chông hình cầu tua tủa những gai dài đâm vào ống chân đau buốt.
- Này cô bé...
- Tôi lớn rồi, xin ông đừng gọi tôi là "cô bé".
- Vậy, này "cô lớn"...
- Ồ, tiếng đó nghe kỳ quá.
- Vậy thì "cô vừa vừa"...
- Thôi, ông cứ gọi tôi là "cô bé" đi cho được việc.
- Này cô bé, có phải em đã học ở bên tây về?
- Không phải bên Tây đâu, tôi học ở Bỉ.
- Nhưng chắc em cũng rành Pascal.
- Phải. Một nhà tư tưởng lớn người Pháp.
- Chắc em cũng biết ông ấy đã nói câu: "cái tôi là cái đáng ghét".
- Phải. Tôi đã làm một bài luận về câu nói đó.
- Như vậy em bỏ xưng "tôi" được không?
- Tại sao?
- Ở tuổi em, xưng "tôi" là cái đáng ghét.
- Đấy là cái giá phải trả cho ly cà phê của ông?
- Không đắt lắm đâu cô bé, khi em được uống cà phê do chính tay tôi pha.
- Được rồi "em" đồng ý với điều kiện ông phải tiếp tục xưng "tôi".
- Tại sao tôi không được phép dùng tiếng "anh" cho ngọt ngào.
- Vì ông xứng đáng với tiếng "tôi" đáng ghét.
Nắng buổi sáng còn yếu, phải khó nhọc mới chiếu xuyên qua được những lùm cây thấp xuống mảnh đất trước nhà những đốm vàng nho nhỏ. Tôi mở tung tất cả các cánh cửa của căn nhà tranh để xua đuổi bóng tối còn ẩn ở góc nhà. Tôi kéo ghế mời cô bé ngồi, rồi đi bắc ấm nước lên bếp dầu. Ra sau nhà tắm rửa xong, tôi mặc quần áo chỉnh tề pha chế cà phê.
- Em uống cà phê đen hay cà phê sữa?
- Em không uống được sữa, ông cho em ly cà phê đen.
Tôi pha cho cô bé một phin cà phê vào chiếc tách trắng uống trà và pha cho tôi một ly cối sữa nước sôi. Tôi cầm phin cà phê lên cho nhỏ vài giọt xuống ly sữa rồi đặt chiếc phin xuống lại chiếc tách.
- Ông không uống được cà phê?
- Buổi sáng tôi uống một ly "pạc xỉu" để được no đến trưa.
Trên bàn có hai trái bắp luộc đã nguội. Chắc bác Năm đã đem qua lúc tôi ra biển tắm. Mỗi sáng, bác thường đem qua cho tôi bắp luộc hay khoai mì, khoai lang luộc để ăn lót dạ. Tôi rất khoái mấy món ăn miền quê đó, ăn chúng tôi thấy ngon miệng hơn ăn bánh mì bơ đường như ở Sàigòn. Tôi bóc vỏ một trái bắp mời cô bé. Em cầm lấy, tẻ từng hạt rồi bỏ vào miệng nhai. Ăn kiểu đó chắc đến mai mới xong. Tôi thích ăn kiểu "thổi kèn harmonica" hơn và chỉ một phút sau (chắc không lâu đến một phút đâu ) trái bắp trong tay tôi đã trơ cùi.
- Ông ngồi đi chứ, sao đứng hoài vậy?
Trong nhà chỉ có một chiếc ghế, tôi phải kéo chiếc giường nylon đến gần bàn và ngồi xuống. Chiếc giường thấp, mỗi lần muốn cầm ly sữa trên bàn tôi lại nhổm người dậy. Biết có ngày cô bé sẽ đến nhà này, chắc tôi đã xin dì Phong hai chiếc ghế.
Cô bé xúc một ít đường bỏ vào tách cà phê khuấy đều. Em hỏi:
- Ông sống ở đây một mình?
- Không. Tôi sống với cái bóng của tôi nữa. Em muốn nghe nhạc không?
Cô bé gật đầu.
- Nếu ông có băng nhạc hòa tấu nào đó.
Tôi đứng dậy tìm trong đống băng nhạc một cuốn băng tôi đã thâu những bản nhạc đệm trong các cuốn phim mà tôi ưa thích. Cuốn băng từ ngày ở đây tôi chưa nghe lại lần nào. Tôi bỏ cuốn băng vào máy cassette và hỏi:
- Em có yêu cầu bản nào không?
- Ông hãy cho em nghe bản nào ông thích nhất.
Tôi ấn nút rewinh cho cuốn băng chạy ngược lại. Bản nhạc tôi thích nhất đã được thâu ở đầu cuốn băng. Tôi ngồi xuống giường, đánh diêm châm thuốc hút, chờ đợi tiếng nhạc vang lên. Hy vọng cô bé cũng thích bản nhạc đệm trong cuốn phim Quelque’un dernier la porte do charles Bronson đóng. Bản nhạc có lẫn tiếng sóng và tiếng chim hải âu kêu, được đệm trong đoạn phim một người đàn ông mất trí đi trên bờ biển cố nhớ lại xem mình có phải là thủ phạm của một vụ án mạng.
Đoạn nhạc dạo vang lên khiến tôi giật mình. Tôi đã bỏ lầm băng nhạc rồi chăng? Không, trong đống băng nhạc của tôi làm gì có bản nhạc quái quỉ đó. Bản nhạc Somewhere My Love. Bây giờ tôi mới hiểu sự "páo thù" của cô em gái tôi. Con nhỏ đã tráo đổi cuốn băng của nó để tôi đem ra ngoài này nghe cho bỏ ghét. Tôi đứng dậy định tắt bản nhạc phải gió đó đi, cô bé đã gật gù nói
- Không ngờ ông hợp "gout" với em. Em rất thích nghe bản Somewhere My Love, nhất là những ngày sống ở Bỉ, khi phải giam mình trong phòng nhìn tuyết rơi trắng xóa phủ kín mọi vật bên ngoài.
Được cô bé nhận là hợp gout, tôi không dám đính chính, đành ngồi im trên giường, bậm môi cố gắng chịu đựng cho bản nhạc của nợ qua đi. Lấy một quyển sách dày cộm trên bàn, cô bé lật xem vài trang rồi để lại chỗ cũ. Em nói:
- Ông làm rẫy mà cũng chịu khó đọc sách mở mang kiến thức ghê. Loại sách Philo này em không dám đọc vì sợ nhức đầu.
Tôi đành phải "thanh minh thanh nga" cho cô bé biết, tôi từ đâu đến và đến đây để làm gì. Em cười nói
- Không ngờ ông học cao dữ vậy. Em xin lỗi đã lầm tưởng ông là một nông dân.
Tôi cười.
- Em không tưởng lầm đâu. Tôi định lấy vợ quê và sống bằng nghề nông. Còn em, em vui lòng cho tôi biết sơ qua về "tiểu sử" được chứ?
- Je suis comme je suis. Ông thấy em như thế nào thì em như thế ấy. Chẳng có gì đáng nói thêm.
- Thì em cũng có thể nói cho tôi biết em từ đâu đến chứ?
- Từ sương mù.
- Chắc em là "thi sĩ".
- Em không nói đùa đâu. Em từ thành phố sương mù Đà Lạt xuống đây.
Vậy mà tôi cứ tưởng em từ ngoại quốc về đây nghỉ hè.
- Em về nước hơn hai năm rồi. Em đến đây không phải để nghỉ hè mà để...
Cô bé ngừng nói: Em nhắm mắt lại rồi thở dài.
- Thôi ông ạ. Hiểu nhau nhiều chúng ta sẽ khó thân với nhau.
Thấy em có chuyện buồn muốn giấu nên tôi hỏi lảng sang chuyện khác.
- Mỗi sáng em đều đi "nhìn" biển sớm như hôm nay?
Cô bé bưng tách cà phê lên uống một ngụm nhỏ rồi áp chiếc tách vào má.
- Em thường đi quanh quẩn ở khúc biển phía gần quố vào hai buổi sáng và chiều. Ít khi em đi lên trên này. Còn ông sáng nào cũng đi tắm biển chứ?
- Tôi tắm cả buổi chiều nữa. Nếu em thường đi lên khúc biển này, chắc tôi gặp em từ lâu.
Cô bé đặt tách càphê xuống chiếc đĩa trên bàn, chợt nhớ ra chuyện gì em ngẩng đầu lên hỏi tôi.
- Ông sống ở đây như người ở ẩn, làm sao biết được em ở ngoại quốc về?
- Cậu em họ của tôi nói có biết em.
- Em ông là ai vậy kìa?
- Chính cậu là người đã bóp còi xe Honda kêu vang như còi xe chữa lửa khi gặp em ngoài phố.
Cô bé cười gục gục đầu.
- Em nhớ ra rồi. Mà sao ông biết chuyện ấy, em ông kể lại à?
- Lần ấy, tôi ngồi ở phía sau xe Honda.
- Chúa ơi, vậy mà em cứ tưởng hai "nhóc" nào trêu em.
Tôi cười hỏi:
- Hình như đã có lần em "chọc quê" cậu em tôi?
- Vâng. Có một tối em vào uống cà phê ở một quán gần nhà thờ. Em ông đã đến xin được trả tiền. Ông biết em làm sao không?
- Em đã trả luôn ly cà phê cho cậu em tôi?
- Làm gì có chuyện đó. Em đã nói bà chủ quán gói cho em mười cái bánh ngọt, để em ông trả tiền luôn.
Tôi bật cười
- Hèn chi cậu em tôi có vẻ "cay cú" em lắm.
Cô bé bưng tách cà phê lên uống một ngụm nữa rồi nói:
- Mấy giờ rồi ông?
- Tôi đứng dậy tìm chiếc đồng hồ đeo tay để lẫn trong đống sách bừa bộn trên bàn.
- Tám giờ bốn lăm.
Cô bé vội kéo ghế đứng dậy.
- Trễ giờ rồi. Em xin phép ông, em về.
- Ngồi chơi đã. Em có chuyện gì mà cần về gấp vậy?
Cô bé chỉ tấm bìa ghi thời khóa biểu tôi dán trên vách.
- Em đã làm mất bốn mươi lăm phút viết lách của ông rồi.
- Ôi, có gì quan trọng đâu. Chiều tôi viết cũng được. Em cứ ngồi nói chuyện cho vui.
Cô bé lắc đầu
- Không nên làm sai những gì mình đã hoạch định, ông ạ, chỉ cần làm sai một lần rồi sẽ sai mãi.
Tôi xé tấm bìa ghi thời khóa biểu, vo tròn lại ném qua cửa sổ.
- Thời khóa biểu đó xưa rồi. Tôi đã áp dụng một thời khóa biểu mới sáng nay nghỉ.
Cô bé cười nói:
- Thôi để dịp khác chúng ta sẽ gặp nhau. Em có lời khen cà phê ông pha rất ngon.
- Vậy em hãy ngồi lại đây, tôi pha cho em một ly nữa. Ly thứ hai, tôi luôn luôn pha ngon hơn ly đầu nhiều.
Cô bé lắc đầu.
- Cảm ơn ông, em đã no.
Tôi định đưa cô bé về một đoạn đường, nhưng em không chịu. Tôi đành đứng tựa cửa nhìn theo, cho đến khi em đi khuất sau hàng cây xương rồng có những nụ hoa đỏ tươi.
Trở vào nhà, tôi tắt máy cassette, đá chiếc giường nylon về chỗ cũ. Ngồi xuống ghế, tôi rủa thầm. Bố khỉ, cái thời khóa biểu hại chủ. Tôi lấy tấm bìa khác ghi ngay một thời khóa biểu mới.
07g tắm biển
07g30 ăn sáng, nghe nhạc
08g chơi
12g ăn trưa, nghe nhạc
12g30 ngủ hay thức nói chuyện cũng được
15g chơi
18g30 tắm biển
19g ăn tối
20g viết chút ít hay chơi
23g chắc chắn phải ngủ để lấy sức mai chơi tiếp
Bị chú được quyền thay đổi cho phù hợp với tình thế.
Tôi gạch thêm hai gạch màu đỏ dưới dòng chữ bị chú cho chắc ăn. Ba má tôi nếu được đọc tấm thời khóa biểu này, chắc sẽ hài lòng ghê gớm về sự "chăm chơi" của tôi.
Nhìn đồng hồ đã hơn chín giờ. Tôi lấy xấp bản thảo tập tiểu luận ra viết tiếp. Trang giấy trắng trải ra trước mặt sáng nay, sao bỗng rộng mênh mông hơn cả sa mạc Sahara. Như người lữ hành đói khát lạc đường trong sa mạc, không còn phân biệt được phương hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Mắt hoa lên như nhìn đâu cũng thấy "ốc đảo" có giếng nước ngọt và hàng dừa trĩu trái. Tôi cũng chẳng còn phân biệt được Karma với Arjuna, Jnâna-mârga với Karma-mârga, Asat với Sat... Mắt hoa lên, nhìn đâu cũng thấy "cô bé" có đôi mắt đen láy và nụ cười tươi mát.
Brahmâ ơi! Học hành kiểu này chắc có ngày con sẽ gặp Ngài ở chợ trời.
Tự dưng cơn hứng trong người tôi nổi lên dào dạt, tôi cầm bút say mê viết. Sau một hồi hì hục làm việc, tôi quăng bút nhìn lại công trình sáng tác của mình. Lạ lùng chưa, trên mặt giấy chẳng có chữ nghĩa, sáng nay tôi cho chúng đi chỗ khác chơi.
Tôi khoái bức tranh "bất đắc dĩ" do mình "viết" ra lắm lắm. Tôi dán bức tranh lên vách, châm một điếu thuốc ngồi ngả lưng ở ghế dựa ngắm nghía một cách say mê. Nhưng, chúa ơi! Sao càng nhìn lâu tôi càng thấy hình người trong tranh chẳng giống cô bé tí nào mà lại giống tôi y hệt. Giống tôi thì dán lên vách làm cái quái gì. Tôi giựt bức tranh ra khỏi vách và xé vụn ném ra ngoài cửa sổ. Ngoài cửa sổ là thùng rác vĩ đại của tôi.
Trí nhớ tôi vốn rất kỳ dị. Nhiều khi một vài chữ Anh, Pháp hay Phạn ngữ rất thông thường vậy mà tôi vẫn quên "béng" đi mất. Muốn viết những chữ đó ra trên giấy, tôi phải khó nhọc tra lại từ điển. Những người thân xa cách lâu ngày khi gặp lại vẫn thường trách tôi "vô tình” vì sau một hồi chuyện trò "cà kê dê ngỗng" tôi đã xin lỗi hỏi họ tên gì? Ngay địa chỉ nhà tôi, tôi cũng thường viết sai số nhà hoài hoài. Mỗi khi gởi thư cho ai, tôi phải móc ví lấy thẻ sinh viên xem lại địa chỉ cho chắc.
Cái gì tôi cũng chỉ nhớ loáng thoáng. Nhất là những khuôn mặt người khác, tôi chỉ nhớ được một, hai điểm khác biệt nào đó mà thôi, nhưng chắc chắn tôi không thể nào quên hẳn họ được dù chỉ nhìn thoáng qua một lần.
Nhưng có điều lạ là khi tôi cố quên một cái gì thì cái đó lại hiện ra rõ ràng trong óc. Đã nhiều lần tôi cố quên hẳn khuôn mặt mấy ông chủ nợ, nhưng buồn thay chính những lần cố quên đó, khuôn mặt của mấy ông lại lù lù hiện ra rõ ràng đến nỗi tôi có thể nói chính xác lông mũi của ông này dài hơn lông mũi của ông kia mấy milimét.
Sợ có thể quên đi khuôn mặt của cô bé hay nhẫm lẫn em với cô gái ở một tiệm cầm đồ bình dân sàigòn, luôn miệng chê đồng hồ của tôi cũ, mỗi khi tôi đem đến cầm vì kẹt tiền đi ciné. Tôi nghĩ phải tìm một vật gì đặt trước mặt để dễ dàng liên tưởng đến em.
Tôi mở valy lấy ra tập nhạc "ca khúc cho người tình bé nhỏ" của một anh bạn gửi tặng. Bìa tập nhạc đã in lại một bức tranh sơn dầu của đinh Tiến Luyện vẽ một cô bé khỏa thân. Cô bé đứng giữa trời trong một đêm sương có trăng mờ nhạt, tay em cầm một nụ hồng đỏ rực, ép sát vào ngực như để truyền hơi ấm từ đóa hoa cho người.
Cô bé trong tranh nhìn nghiêng trông hao hao giống cô bé của tôi ở ngoài đời từ đầu đến cổ. Còn từ vai trở xuống, tôi thật sự chẳng biết cô bé của tôi có giống cô bé trong tranh không?
Tôi ghim bức tranh cô bé khỏa thân trên vách. Sợ mình ham nhìn cô bé trong tranh, đầu óc lung lạc quên cả học hành, tôi mở cuốn Philosophies of India xé tấm ảnh chụp tượng Đấng sáng tạo Brahmâ có bốn đầu. Tôi ghi tấm ảnh lên trên bức tranh cô bé để nhờ Ngài nhắc nhở và "phù hộ" tôi viết cho xong tập tiểu luận trong tháng này.
Nhưng bức tranh vẫn chưa đủ giúp tôi liên tưởng dễ dàng đến cô bé. Tôi phải mở cassette nghe thêm bản nhạc trời đánh Somewhere My Love. Nhờ bản nhạc hợp gout với cô bé (nhưng chẳng hợp gout với tôi tí nào), tôi đã hình dung ra cô bé rất rõ ràng, mỗi khi muốn nhớ đến em.
Ba ngày sau, tôi trở lại rẫy. Căn nhà tranh đã được quét dọn gọn gàng. Trong nhà có một giường nylon, một chiếc bàn và một chiếc ghế đúng như lời tôi yêu cầu, vì không muốn tiếp khách ở đây. Tôi còn có một bếp dầu để đun nước uống, một phích chứa nước sôi để pha cà phê khi cần. Sau nhà có một ảnh nước lớn cho tôi tắm rửa. Còn cơm ăn, không muốn tôi mất thì giờ nấu nướng, dì Phong đã nhờ bác Năm nấu và đem sang mỗi bữa.
Trên bàn tôi để tất cả những quyển sách cần thiết. Một máy cassette chạy pin và những băng nhạc ưa thích đem từ Sàigòn ra. Khi biết trong vườn có một cây trúc đào nở hoa bốn mùa, tôi đã nhờ bác Năm cưa ngang một ống tre khô và như thế trên bàn còn có thêm một "bình hoa" trúc đào luôn luôn có những bông hoa đỏ hồng tươi thắm.
Tập tiểu luận của tôi viết về chí Tôn ca (bhagavad Gità). Đó là một tập thơ (nhưng chẳng thơ mộng tí nào) dài 700 câu, là một phần rất nhỏ của thiên anh hùng ca vĩ đại Mahâbhârata dài 10.000 câu, được sáng tác ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ năm trước Thiên chúa giáng sinh. Theo các học giả, chí Tôn ca là một Cuốn Thánh thư nào vĩ đại, đầy đủ và vắn tắt bằng nó. Công việc của tôi là cố gắng nói lên đầy đủ sự vĩ đại của tập thơ vắn tắt đó, trong tập tiểu luận nhỏ bé của mình.
Tôi quyết định mỗi ngày phải viết mười trang giấy pelure và trong vòng hơn một tháng hay tháng rưỡi tôi phải hoàn tất tập tiểu luận. Tôi tự viết một thời khóa biểu, dán trên ván như sau:
07g: tắm biển
07g: 30: ăn sáng, nghe nhạc
08g: viết
12g: ăn trưa, nghe nhạc
12g30 ngủ
15g viết
18g30 tắm biển
19g ăn tối, nghe nhạc
20g viết
23g ngủ
Bị chú ngày chủ nhật tự do.
Tôi đã sống đúng thời khóa biểu trên được mười một ngày. Tập tiểu luận của tôi đã được 100 trang, không kể bốn trang bìa. Chỉ có 100 trang vì ngày chủ nhật tôi dành thì giờ về thăm gia đình dì Phong.
Giữa tháng chín, trời đã đổ những cơn mưa nửa đêm làm không khí mát lạnh vào những buổi sáng, khiến người ta dễ ngủ vùi. Nhưng theo thói quen tôi đã thức giấc vào lúc mặt trời nhô lên khỏi mặt biển và tiếng chim hót riú rít vang lên trong những lùm cây táo ngoài vườn.
Thường ngày, tôi cởi trần và mặc quần tắm chạy thẳng ra biển bơi lội. Sáng nay, trời gây gây lạnh tôi phải mặc quần dài, áo thun và choàng khăn tắm quanh vai khi rời khỏi nhà.
Bầu trời, mặt biển đã được cơn mưa đêm qua tắm gội, trông trong sáng hơn mọi ngày. Tôi cất tiếng chào biển, người vợ hiền của ta ở chốn này. Gần hai tuần sống ở đây, tôi và biển đã làm lễ cưới. Biển không còn là người tình đầu, thầm thì những lời yêu thương lẩm cẩm với tôi như xưa. Bây giờ biển là vợ tôi và mỗi ngày "nàng" có bổn phận tắm rửa kỹ càng cho tôi hai lần. Trời còn gây lạnh, chạy bộ khoảng một cây số cho nóng người. Trước khi nhảy xuống biển, tôi tưởng nước lạnh lắm, không ngờ nước biển ấm hơn không khí trên mặt nước. Tôi trầm mình lặn những hơi dài trong khi bơi ra xa.
Chưa bao giờ tôi gặp một người tắm chung với tôi ở quãng biển này. Ngay cả trên bờ, tôi cũng ít khi gặp người lạ đi ngang vì rẫy của nhà Minh ở khá xa khu đông dân cư. Một mình giữa thiên nhiên bao la, tôi kêu rú lên từng hồi một cách man dại rồi bật cười hặc hặc. Chắc bà vợ biển của tôi phải bực mình lắm vì đã lấy nhằm một ông chồng khùng.
Khi bơi vào gần bờ, tôi nhìn thấy một cô gái đang đứng ở chỗ tôi để quần áo và đang hướng ống nhòm về phía tôi. Tôi nghĩ là bé Phượng, nhưng nhìn kỹ quần áo cô gái mặc, tôi biết không phải là cô em họ của tôi, Phượng đâu có diện áo pull, quần jean "kẻng" như vậy, có lẽ đó là cô Ngọc, con gái bác Năm người giữ rẫy như Minh đã nói, nhưng tôi chưa có dịp gặp mặt lần nào.
Tôi phớt tỉnh ăng lê đi lên bờ. Theo thói quen, tôi nghiêng đầu nhảy vài cái cho nước biển trong tai chảy ra và tôi thấy cô gái vẫn hướng ống nhòm về phía tôi. Bị quan sát kỹ quá, tôi đâm nhột, chẳng còn phớt tỉnh ăng lê nữa.
Tôi đi nhanh về phía cô gái, định ôm quần áo về nhà tắm lại bằng nước ngọt.
Khi tôi đến gần cô gái thả ống nhòm đeo tòn teng trước ngực và chúa ơi, nàng đâu phải là người xa lạ. Nàng chín là cô bé "kiêu lắm” mà tôi và Minh đã gặp ở ngoài phố hôm nào. Cô bé nhìn tôi từ đầu đến chân rồi buông tiếng thở dài.
- Ông làm tôi thất vọng!
Theo đúng truyền thống con trai Bắc kỳ "ăn miếng trả miếng" chứ không có nhường nhịn.
- Chắc em tưởng tôi là "kép độc" của một gánh cải lương mà em ưa thích, vừa mới từ Sàigòn ra huyện hát phải không?
- Không. Tôi tưởng ông là một quái vật. Nghe tiếng kêu rú vang mặt biển, tôi đã đưa ống nhòm ra quan sát hy vọng được thấy một quái vật thời tiền sử còn sống sót ở biển này, không ngờ chỉ là ông. Một người rất tầm thường vì có đủ đầu, mình và tay chân.
Nghe cô bé trả lời, tôi biết nàng chẳng phải thuộc loại "con nai vàng ngơ ngác" mà là "con nai vàng có sừng”. Đúng là dân học ở Tây về, miệng lưỡi "ăn người" lắm. Tôi cúi xuống ôm quần áo vào ngục định "lỉnh" cho xong chuyện, nhưng cô bé còn nói với theo.
- Ông không cảm ơn tôi à?
Dòng máu nóng trong tôi đột nhiên nổi lên cuồn cuộn như thác đổ. Tôi đâu phải là hạng đàn ông để cho mấy cô "nhí" hạ mình bằng "võ miệng" dễ dàng. Tôi gắt:
- Cảm ơn cô. Cái búa!
Cô bé bật cười rồi khum tay che miệng
- Ông ăn nói "bất lịch sịch" quá. Tôi đã mất thì giờ đứng coi chừng quần áo cho ông khỏi bị mất cắp, vậy mà ông không thèm một lời cám ơn tử tế.
Tôi nhún vai trả lời:
- Tôi có "thuê" cô coi hộ quần áo hồi nào đâu. Ở khúc biển này có ma nào đến mà sợ mất cắp.
- Vậy mà vừa rồi có mọi người sắp lấy cắp quần áo của ông, nếu không có tôi ngăn cản.
Tôi ngó quanh hỏi:
- Ai đâu?
Cô bé chỉ vào mặt cô và đáp.
- Chính tôi.
Tôi bật cười hặc hặc. Mỗi khi tôi bật cười hặc hặc thì lạ lùng thay dòng máu trong tôi lại phẳng lặng như "nước hồ thu" Tôi trở nên ăn nói rất dịu dàng, nhưng có duyên hay không thì còn phải xét lại.
- Cám ơn em đã coi giùm quần áo. Sao em không xuống biển tắm? Nước ấm lắm.
Cô bé nói:
- Tôi chỉ thích nhìn biển.
- "Nhìn biển" chúa ơi, tôi đã hiểu cô bé này mắc chứng bệnh thiếu "đứng đắn" như tôi ngày xưa. Tôi hỏi:
- Em mười bảy tuổi phải không?
- Ai nói cho ông biết vậy?
- Rimbaud.
- Rimbaud?
- Phải. Ông ấy đã nói "Người ta không thể đứng đắn khi mới mười bảy tuổi".
- Ông nghĩ tôi là người thiếu "đứng đắn".
- Phải. Khi em đã đi bộ mỏi chân ra biển, nhưng không tắm mà chỉ đứng nhìn.
- Như vậy, tôi thiếu "đứng đắn" hơi sớm vì một tuần nữa mới ăn sinh nhật mười bảy tuổi.
Mặt trời mọc lơ lửng trên mặt biển xanh thẫm như một quả bóng bóng bay màu đỏ rực, đang chuyển dần sang màu vàng óng. Không đeo đồng hồ, nhưng tôi cũng biết đã đến giờ ăn sáng theo thời khóa biểu. Tôi nói với cô bé
- Nếu em rảnh, mời em đến nhà tôi uống cà phê. Nhà tôi ở trong rẫy kia.
Tôi chỉ tay cho cô bé thấy những tàng cây xanh vươn cao ở phía sau những đụn cát. Cô bé nói:
- Vâng. Tôi sẽ uống, nếu cà phê ông pha không quá tệ.
Tôi quàng khăn tắm quanh vai bước đi trước và cô bé đi theo bên cạnh. Buổi sáng mát rượi. Trên những đụn cát vẫn còn ẩm ướt, dấu vết của trận mưa đêm qua chưa biến mất. Tôi dẫn cô bé đi trên một đường mòn nhỏ bé để tránh những cây cỏ chông chông hình cầu tua tủa những gai dài đâm vào ống chân đau buốt.
- Này cô bé...
- Tôi lớn rồi, xin ông đừng gọi tôi là "cô bé".
- Vậy, này "cô lớn"...
- Ồ, tiếng đó nghe kỳ quá.
- Vậy thì "cô vừa vừa"...
- Thôi, ông cứ gọi tôi là "cô bé" đi cho được việc.
- Này cô bé, có phải em đã học ở bên tây về?
- Không phải bên Tây đâu, tôi học ở Bỉ.
- Nhưng chắc em cũng rành Pascal.
- Phải. Một nhà tư tưởng lớn người Pháp.
- Chắc em cũng biết ông ấy đã nói câu: "cái tôi là cái đáng ghét".
- Phải. Tôi đã làm một bài luận về câu nói đó.
- Như vậy em bỏ xưng "tôi" được không?
- Tại sao?
- Ở tuổi em, xưng "tôi" là cái đáng ghét.
- Đấy là cái giá phải trả cho ly cà phê của ông?
- Không đắt lắm đâu cô bé, khi em được uống cà phê do chính tay tôi pha.
- Được rồi "em" đồng ý với điều kiện ông phải tiếp tục xưng "tôi".
- Tại sao tôi không được phép dùng tiếng "anh" cho ngọt ngào.
- Vì ông xứng đáng với tiếng "tôi" đáng ghét.
Nắng buổi sáng còn yếu, phải khó nhọc mới chiếu xuyên qua được những lùm cây thấp xuống mảnh đất trước nhà những đốm vàng nho nhỏ. Tôi mở tung tất cả các cánh cửa của căn nhà tranh để xua đuổi bóng tối còn ẩn ở góc nhà. Tôi kéo ghế mời cô bé ngồi, rồi đi bắc ấm nước lên bếp dầu. Ra sau nhà tắm rửa xong, tôi mặc quần áo chỉnh tề pha chế cà phê.
- Em uống cà phê đen hay cà phê sữa?
- Em không uống được sữa, ông cho em ly cà phê đen.
Tôi pha cho cô bé một phin cà phê vào chiếc tách trắng uống trà và pha cho tôi một ly cối sữa nước sôi. Tôi cầm phin cà phê lên cho nhỏ vài giọt xuống ly sữa rồi đặt chiếc phin xuống lại chiếc tách.
- Ông không uống được cà phê?
- Buổi sáng tôi uống một ly "pạc xỉu" để được no đến trưa.
Trên bàn có hai trái bắp luộc đã nguội. Chắc bác Năm đã đem qua lúc tôi ra biển tắm. Mỗi sáng, bác thường đem qua cho tôi bắp luộc hay khoai mì, khoai lang luộc để ăn lót dạ. Tôi rất khoái mấy món ăn miền quê đó, ăn chúng tôi thấy ngon miệng hơn ăn bánh mì bơ đường như ở Sàigòn. Tôi bóc vỏ một trái bắp mời cô bé. Em cầm lấy, tẻ từng hạt rồi bỏ vào miệng nhai. Ăn kiểu đó chắc đến mai mới xong. Tôi thích ăn kiểu "thổi kèn harmonica" hơn và chỉ một phút sau (chắc không lâu đến một phút đâu ) trái bắp trong tay tôi đã trơ cùi.
- Ông ngồi đi chứ, sao đứng hoài vậy?
Trong nhà chỉ có một chiếc ghế, tôi phải kéo chiếc giường nylon đến gần bàn và ngồi xuống. Chiếc giường thấp, mỗi lần muốn cầm ly sữa trên bàn tôi lại nhổm người dậy. Biết có ngày cô bé sẽ đến nhà này, chắc tôi đã xin dì Phong hai chiếc ghế.
Cô bé xúc một ít đường bỏ vào tách cà phê khuấy đều. Em hỏi:
- Ông sống ở đây một mình?
- Không. Tôi sống với cái bóng của tôi nữa. Em muốn nghe nhạc không?
Cô bé gật đầu.
- Nếu ông có băng nhạc hòa tấu nào đó.
Tôi đứng dậy tìm trong đống băng nhạc một cuốn băng tôi đã thâu những bản nhạc đệm trong các cuốn phim mà tôi ưa thích. Cuốn băng từ ngày ở đây tôi chưa nghe lại lần nào. Tôi bỏ cuốn băng vào máy cassette và hỏi:
- Em có yêu cầu bản nào không?
- Ông hãy cho em nghe bản nào ông thích nhất.
Tôi ấn nút rewinh cho cuốn băng chạy ngược lại. Bản nhạc tôi thích nhất đã được thâu ở đầu cuốn băng. Tôi ngồi xuống giường, đánh diêm châm thuốc hút, chờ đợi tiếng nhạc vang lên. Hy vọng cô bé cũng thích bản nhạc đệm trong cuốn phim Quelque’un dernier la porte do charles Bronson đóng. Bản nhạc có lẫn tiếng sóng và tiếng chim hải âu kêu, được đệm trong đoạn phim một người đàn ông mất trí đi trên bờ biển cố nhớ lại xem mình có phải là thủ phạm của một vụ án mạng.
Đoạn nhạc dạo vang lên khiến tôi giật mình. Tôi đã bỏ lầm băng nhạc rồi chăng? Không, trong đống băng nhạc của tôi làm gì có bản nhạc quái quỉ đó. Bản nhạc Somewhere My Love. Bây giờ tôi mới hiểu sự "páo thù" của cô em gái tôi. Con nhỏ đã tráo đổi cuốn băng của nó để tôi đem ra ngoài này nghe cho bỏ ghét. Tôi đứng dậy định tắt bản nhạc phải gió đó đi, cô bé đã gật gù nói
- Không ngờ ông hợp "gout" với em. Em rất thích nghe bản Somewhere My Love, nhất là những ngày sống ở Bỉ, khi phải giam mình trong phòng nhìn tuyết rơi trắng xóa phủ kín mọi vật bên ngoài.
Được cô bé nhận là hợp gout, tôi không dám đính chính, đành ngồi im trên giường, bậm môi cố gắng chịu đựng cho bản nhạc của nợ qua đi. Lấy một quyển sách dày cộm trên bàn, cô bé lật xem vài trang rồi để lại chỗ cũ. Em nói:
- Ông làm rẫy mà cũng chịu khó đọc sách mở mang kiến thức ghê. Loại sách Philo này em không dám đọc vì sợ nhức đầu.
Tôi đành phải "thanh minh thanh nga" cho cô bé biết, tôi từ đâu đến và đến đây để làm gì. Em cười nói
- Không ngờ ông học cao dữ vậy. Em xin lỗi đã lầm tưởng ông là một nông dân.
Tôi cười.
- Em không tưởng lầm đâu. Tôi định lấy vợ quê và sống bằng nghề nông. Còn em, em vui lòng cho tôi biết sơ qua về "tiểu sử" được chứ?
- Je suis comme je suis. Ông thấy em như thế nào thì em như thế ấy. Chẳng có gì đáng nói thêm.
- Thì em cũng có thể nói cho tôi biết em từ đâu đến chứ?
- Từ sương mù.
- Chắc em là "thi sĩ".
- Em không nói đùa đâu. Em từ thành phố sương mù Đà Lạt xuống đây.
Vậy mà tôi cứ tưởng em từ ngoại quốc về đây nghỉ hè.
- Em về nước hơn hai năm rồi. Em đến đây không phải để nghỉ hè mà để...
Cô bé ngừng nói: Em nhắm mắt lại rồi thở dài.
- Thôi ông ạ. Hiểu nhau nhiều chúng ta sẽ khó thân với nhau.
Thấy em có chuyện buồn muốn giấu nên tôi hỏi lảng sang chuyện khác.
- Mỗi sáng em đều đi "nhìn" biển sớm như hôm nay?
Cô bé bưng tách cà phê lên uống một ngụm nhỏ rồi áp chiếc tách vào má.
- Em thường đi quanh quẩn ở khúc biển phía gần quố vào hai buổi sáng và chiều. Ít khi em đi lên trên này. Còn ông sáng nào cũng đi tắm biển chứ?
- Tôi tắm cả buổi chiều nữa. Nếu em thường đi lên khúc biển này, chắc tôi gặp em từ lâu.
Cô bé đặt tách càphê xuống chiếc đĩa trên bàn, chợt nhớ ra chuyện gì em ngẩng đầu lên hỏi tôi.
- Ông sống ở đây như người ở ẩn, làm sao biết được em ở ngoại quốc về?
- Cậu em họ của tôi nói có biết em.
- Em ông là ai vậy kìa?
- Chính cậu là người đã bóp còi xe Honda kêu vang như còi xe chữa lửa khi gặp em ngoài phố.
Cô bé cười gục gục đầu.
- Em nhớ ra rồi. Mà sao ông biết chuyện ấy, em ông kể lại à?
- Lần ấy, tôi ngồi ở phía sau xe Honda.
- Chúa ơi, vậy mà em cứ tưởng hai "nhóc" nào trêu em.
Tôi cười hỏi:
- Hình như đã có lần em "chọc quê" cậu em tôi?
- Vâng. Có một tối em vào uống cà phê ở một quán gần nhà thờ. Em ông đã đến xin được trả tiền. Ông biết em làm sao không?
- Em đã trả luôn ly cà phê cho cậu em tôi?
- Làm gì có chuyện đó. Em đã nói bà chủ quán gói cho em mười cái bánh ngọt, để em ông trả tiền luôn.
Tôi bật cười
- Hèn chi cậu em tôi có vẻ "cay cú" em lắm.
Cô bé bưng tách cà phê lên uống một ngụm nữa rồi nói:
- Mấy giờ rồi ông?
- Tôi đứng dậy tìm chiếc đồng hồ đeo tay để lẫn trong đống sách bừa bộn trên bàn.
- Tám giờ bốn lăm.
Cô bé vội kéo ghế đứng dậy.
- Trễ giờ rồi. Em xin phép ông, em về.
- Ngồi chơi đã. Em có chuyện gì mà cần về gấp vậy?
Cô bé chỉ tấm bìa ghi thời khóa biểu tôi dán trên vách.
- Em đã làm mất bốn mươi lăm phút viết lách của ông rồi.
- Ôi, có gì quan trọng đâu. Chiều tôi viết cũng được. Em cứ ngồi nói chuyện cho vui.
Cô bé lắc đầu
- Không nên làm sai những gì mình đã hoạch định, ông ạ, chỉ cần làm sai một lần rồi sẽ sai mãi.
Tôi xé tấm bìa ghi thời khóa biểu, vo tròn lại ném qua cửa sổ.
- Thời khóa biểu đó xưa rồi. Tôi đã áp dụng một thời khóa biểu mới sáng nay nghỉ.
Cô bé cười nói:
- Thôi để dịp khác chúng ta sẽ gặp nhau. Em có lời khen cà phê ông pha rất ngon.
- Vậy em hãy ngồi lại đây, tôi pha cho em một ly nữa. Ly thứ hai, tôi luôn luôn pha ngon hơn ly đầu nhiều.
Cô bé lắc đầu.
- Cảm ơn ông, em đã no.
Tôi định đưa cô bé về một đoạn đường, nhưng em không chịu. Tôi đành đứng tựa cửa nhìn theo, cho đến khi em đi khuất sau hàng cây xương rồng có những nụ hoa đỏ tươi.
Trở vào nhà, tôi tắt máy cassette, đá chiếc giường nylon về chỗ cũ. Ngồi xuống ghế, tôi rủa thầm. Bố khỉ, cái thời khóa biểu hại chủ. Tôi lấy tấm bìa khác ghi ngay một thời khóa biểu mới.
07g tắm biển
07g30 ăn sáng, nghe nhạc
08g chơi
12g ăn trưa, nghe nhạc
12g30 ngủ hay thức nói chuyện cũng được
15g chơi
18g30 tắm biển
19g ăn tối
20g viết chút ít hay chơi
23g chắc chắn phải ngủ để lấy sức mai chơi tiếp
Bị chú được quyền thay đổi cho phù hợp với tình thế.
Tôi gạch thêm hai gạch màu đỏ dưới dòng chữ bị chú cho chắc ăn. Ba má tôi nếu được đọc tấm thời khóa biểu này, chắc sẽ hài lòng ghê gớm về sự "chăm chơi" của tôi.
Nhìn đồng hồ đã hơn chín giờ. Tôi lấy xấp bản thảo tập tiểu luận ra viết tiếp. Trang giấy trắng trải ra trước mặt sáng nay, sao bỗng rộng mênh mông hơn cả sa mạc Sahara. Như người lữ hành đói khát lạc đường trong sa mạc, không còn phân biệt được phương hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Mắt hoa lên như nhìn đâu cũng thấy "ốc đảo" có giếng nước ngọt và hàng dừa trĩu trái. Tôi cũng chẳng còn phân biệt được Karma với Arjuna, Jnâna-mârga với Karma-mârga, Asat với Sat... Mắt hoa lên, nhìn đâu cũng thấy "cô bé" có đôi mắt đen láy và nụ cười tươi mát.
Brahmâ ơi! Học hành kiểu này chắc có ngày con sẽ gặp Ngài ở chợ trời.
Tự dưng cơn hứng trong người tôi nổi lên dào dạt, tôi cầm bút say mê viết. Sau một hồi hì hục làm việc, tôi quăng bút nhìn lại công trình sáng tác của mình. Lạ lùng chưa, trên mặt giấy chẳng có chữ nghĩa, sáng nay tôi cho chúng đi chỗ khác chơi.
Tôi khoái bức tranh "bất đắc dĩ" do mình "viết" ra lắm lắm. Tôi dán bức tranh lên vách, châm một điếu thuốc ngồi ngả lưng ở ghế dựa ngắm nghía một cách say mê. Nhưng, chúa ơi! Sao càng nhìn lâu tôi càng thấy hình người trong tranh chẳng giống cô bé tí nào mà lại giống tôi y hệt. Giống tôi thì dán lên vách làm cái quái gì. Tôi giựt bức tranh ra khỏi vách và xé vụn ném ra ngoài cửa sổ. Ngoài cửa sổ là thùng rác vĩ đại của tôi.
Trí nhớ tôi vốn rất kỳ dị. Nhiều khi một vài chữ Anh, Pháp hay Phạn ngữ rất thông thường vậy mà tôi vẫn quên "béng" đi mất. Muốn viết những chữ đó ra trên giấy, tôi phải khó nhọc tra lại từ điển. Những người thân xa cách lâu ngày khi gặp lại vẫn thường trách tôi "vô tình” vì sau một hồi chuyện trò "cà kê dê ngỗng" tôi đã xin lỗi hỏi họ tên gì? Ngay địa chỉ nhà tôi, tôi cũng thường viết sai số nhà hoài hoài. Mỗi khi gởi thư cho ai, tôi phải móc ví lấy thẻ sinh viên xem lại địa chỉ cho chắc.
Cái gì tôi cũng chỉ nhớ loáng thoáng. Nhất là những khuôn mặt người khác, tôi chỉ nhớ được một, hai điểm khác biệt nào đó mà thôi, nhưng chắc chắn tôi không thể nào quên hẳn họ được dù chỉ nhìn thoáng qua một lần.
Nhưng có điều lạ là khi tôi cố quên một cái gì thì cái đó lại hiện ra rõ ràng trong óc. Đã nhiều lần tôi cố quên hẳn khuôn mặt mấy ông chủ nợ, nhưng buồn thay chính những lần cố quên đó, khuôn mặt của mấy ông lại lù lù hiện ra rõ ràng đến nỗi tôi có thể nói chính xác lông mũi của ông này dài hơn lông mũi của ông kia mấy milimét.
Sợ có thể quên đi khuôn mặt của cô bé hay nhẫm lẫn em với cô gái ở một tiệm cầm đồ bình dân sàigòn, luôn miệng chê đồng hồ của tôi cũ, mỗi khi tôi đem đến cầm vì kẹt tiền đi ciné. Tôi nghĩ phải tìm một vật gì đặt trước mặt để dễ dàng liên tưởng đến em.
Tôi mở valy lấy ra tập nhạc "ca khúc cho người tình bé nhỏ" của một anh bạn gửi tặng. Bìa tập nhạc đã in lại một bức tranh sơn dầu của đinh Tiến Luyện vẽ một cô bé khỏa thân. Cô bé đứng giữa trời trong một đêm sương có trăng mờ nhạt, tay em cầm một nụ hồng đỏ rực, ép sát vào ngực như để truyền hơi ấm từ đóa hoa cho người.
Cô bé trong tranh nhìn nghiêng trông hao hao giống cô bé của tôi ở ngoài đời từ đầu đến cổ. Còn từ vai trở xuống, tôi thật sự chẳng biết cô bé của tôi có giống cô bé trong tranh không?
Tôi ghim bức tranh cô bé khỏa thân trên vách. Sợ mình ham nhìn cô bé trong tranh, đầu óc lung lạc quên cả học hành, tôi mở cuốn Philosophies of India xé tấm ảnh chụp tượng Đấng sáng tạo Brahmâ có bốn đầu. Tôi ghi tấm ảnh lên trên bức tranh cô bé để nhờ Ngài nhắc nhở và "phù hộ" tôi viết cho xong tập tiểu luận trong tháng này.
Nhưng bức tranh vẫn chưa đủ giúp tôi liên tưởng dễ dàng đến cô bé. Tôi phải mở cassette nghe thêm bản nhạc trời đánh Somewhere My Love. Nhờ bản nhạc hợp gout với cô bé (nhưng chẳng hợp gout với tôi tí nào), tôi đã hình dung ra cô bé rất rõ ràng, mỗi khi muốn nhớ đến em.
Chương 4
Buổi sáng hôm sau tôi đã có mặt tại bờ biển. Sương mù còn phủ mờ những bụi cỏ chông chông và mặt trời còn ngủ say dưới nước biển xanh đen. Trời lạnh căm. Tôi quấn khăn tắm quanh cổ, miệng phì phà điếu thuốc cho ấm phổi. Tôi nôn nóng đi lại trên bờ biển ẩm ướt trong khi chờ đợi cô bé.
Sáng qua, em không có hẹn sẽ gặp lại tôi vào buổi sáng nay, nhưng tôi tin rằng em sẽ đến vì đêm qua tôi đã nằm mơ thấy em. Những gì tôi nằm mơ thường rất đúng sự thật. Như có lần nằm mơ thấy con khỉ, tôi đã giúp má tôi "đánh đề" số 63 và trúng được 70.000 đồng.
Mặt trời đã ngóc đầu lên khỏi mặt nước biển như người ngủ nướng ngóc đầu ra khỏi chăn, nhìn xem trời đã thật sáng chưa để còn ngủ tiếp. Không khí ấm áp dần, nhưng tôi lười biếng không còn muốn nhảy xuống biển. Khi một người đàn ông đã có nhân tình rồi, chẳng ai còn thích gần gũi với bà vợ của mình, dù cho đó là bà vợ biển có tấm lòng bao la như lòng mẹ.
Đã hai mươi bảy tuổi, tôi vẫn còn một mình đứng nhìn biển, đúng là tôi chưa trở nên người đứng đắn. Có lẽ sáng nay cô bé không thích đi nhìn biển. Đứng đợi đến khi bụng đói cồn cào, tôi đành lủi thủi về nhà.
Thường ngày, tôi vẫn ăn hết hai trái bắp một cách mau lẹ, nhưng trong bữa ăn sáng nay tôi chẳng nuốt trôi nửa trái. Tôi cũng chẳng thèm mở nhạc nghe theo thói quen mỗi khi ăn. Cô bé đã nói đúng "Không nên làm sai cái gì mình đã hoạch định. Chỉ cần làm sai một lần rồi sẽ sai mãi".
Hôm qua, tôi đã sống sai với thời khóa biểu cũ và hôm nay tôi cũng ăn sáng sai với giờ giấc ghi trong thời khóa biểu mới. Có thật rồi tôi sẽ sai mãi?
Tôi uể oải lấy tập bản thảo ra viết tiếp. Nhìn ra ngoài cửa sổ tìm hứng, tôi chợt thấy bóng một cô gái thấp thoáng sau những tàng cây sa bu chê xòe thấp sát mặt đất. Cô bé đến chăng? Tôi vội bước ra cửa và nhận ra bé Phượng đang xách một giỏ gì đó đến. Tôi thở dài trở vào ngồi xuống ghế giả vờ cầm bút viết. Một lúc sau, bé Phượng xách giỏ đi vào nhà.
- Má em nói đem cho anh một giỏ xoài. Xoài cuối mùa không ngọt nhưng rất hiếm.
Có xoài ăn tôi mừng rỡ, quên cả nỗi nhớ nhung cô bé. Tôi cúi xuống lựa một trái xoài to nhất trong giỏ, chẳng thèm lau chùi lớp vỏ bên ngoài, tôi đưa trái xoài lên miệng "cạp" luôn một miếng lớn. Bé Phượng nói:
- Để em lấy dao gọt vỏ đã.
- Thôi khỏi: Anh thích cạp cả vỏ ngon hơn. Trái xoài chua chua ngọt ngọt thơm phức. Chỉ một phút sau tôi đã quăng hột xoài ra ngoài cửa sổ và bắt đầu cạp trái thứ hai. Bé Phượng nhìn tôi cười.
- Ở Sàigòn không có xoài hả anh?
- Thiếu gì.
- Sao trông anh ăn có vẻ "say mê" quá vậy?
- Ở Sàigòn anh làm quái gì có tiền mà mua xoài. Bao nhiêu tiền má cho, anh giao cho mấy ông chủ bàn billard "giữ" hết rồi.
- Chứ không phải anh giao cho mấy cô "giữ" à?
- Mấy cô hả? Giữ cái búa!
Bé Phượng bật cười.
- "Kẹo" như anh. Chắc chẳng cô nào thèm ưa.
- Cần quái gì mấy cô. Sống một mình không khỏe hơn sao.
Nuốt xong một miếng xoài, tôi mới biết mình nói "ba xạo". Cần gì mấy cô. Đúng rồi, nhưng phải trừ cô bé tôi mới quen, vì cả buổi sáng nay tôi thấy cần em lắm lắm. Tôi hỏi bé Phượng.
- Ai chở em đến đây?
- Anh Minh.
- Minh đâu?
- Anh ấy còn hái táo ngoài vườn.
Tuần này, nếu tôi đánh đề tuổi "con ngựa" của cậu em tôi, chắc tôi sẽ trúng lớn vì vừa nhắc đến Minh, em đã bụm hai tay đầy táo đi vào để trên bàn.
- Anh ăn thử táo này xem, dòn và ngọt lắm. Em phải để con Phượng đi trước rồi mới hái. Em sợ nó biết cây táo đặc biệt của em, nó sẽ dẫn bạn bè đến ăn hết ngay.
Bé Phượng lấy một quả táo bỏ vô miệng nhai rồi nhăn mặt
- Trời ơi, chua hơn chanh.
Minh nói
- Chua hả? Tại bàn tay chuyên vắt chanh vào nước mắm của mày sờ vào đó. Đi qua bác Năm kiếm muối ớt coi.
- Em đâu có phải là người làm của anh đâu mà anh sai.
- Nói không nghe hả? chốc nữa chở mày về, tao "lạng" xe cho mày đứng tim luôn.
Bé Phượng có lẽ sợ lời đe dọa đó. Em đi ra ngoài và nó vọng vào.
- Hôm nào em sẽ đâm lủng lốp xe cho anh dẫn bộ chết luôn.
Minh cười nói với tôi.
- Con nhỏ chỉ được mạnh cái miệng chứ còn nhát hơn thỏ. Chở nó em chỉ cần "lạng xe một vòng là nó run rẩy bẩy và khóc thét lên.
Minh đi lại quan sát trong căn nhà rồi ngồi xuống chiếc giường nylon.
- Em đã khám phá ra một điều lạ. Có "hình bóng" một cô gái trong nhà này.
Tôi chỉ bức tranh trên vách hỏi:
- Có phải em nói "hình bóng" cô bé này?
Minh lắc đầu.
- Không phải đâu. Một người bằng xương bằng thịt và còn để lại mùi hương trong nhà.
Tôi nghĩ không lẽ Minh đã biết chuyện cô bé đến đây uống cà phê, hay cậu em tôi chỉ nói "bắt nọn"? Tôi làm bộ hỏi:
- Ai đâu?
- Ai thì anh biết rồi còn hỏi làm gì?
Tôi e dè nhìn mặt Minh. Cậu em tôi đã tức vì chuyện cô bé đã đến đây chăng? Tuy vậy tôi vẫn cãi bướng.
- Em đừng xạo. Chính mắt em có thấy không?
- Cần gì phải thấy. Em chỉ đoán cũng đúng ngay chóc. Bộ từ ngày anh ở đây, chị Ngọc chưa sang chơi lần nào sao?
Hú hồn! Tôi bật cười cho sự lo sợ không đâu của mình.
- Được như em nói thì thật hân hạnh cho anh. Ở đây nửa tháng anh chẳng hề thấy mặt cô Ngọc dài ngắn như thế nào.
Minh cười ruồi.
- Em đoán không sai đâu. Thế nào chị Ngọc cũng phải sang đây. Có thể chỉ trong ngày hôm nay.
Tôi cười.
- Thôi cậu. Dẹp nghề thầy bói đi.
Rồi không hiểu vì "ma đưa lối, quỉ dẫn đường" hay vì được đấng Brahmâ "phù hộ" mà tôi buột miệng hỏi
- Lâu nay, em có gặp lại cô bé chúng ta đã thấy ngoài phố không?
Minh đột nhiên bật cười thích thú.
- Anh có hỏi em mới nhớ. Tối qua, em đã gặp nó ở quán nước và cho nó một trận.
Tôi trợn mắt hỏi:
- Một trận?
- Phải.
- Bằng tay?
- Không. Bằng một đĩa bánh.
- Cô bé bị bể đầu?
- Sao anh có vẻ lo lắng cho con nhỏ đó quá vậy?
Tôi nuốt nước miếng nói:
- Anh chỉ tò mò muốn biết rõ chuyện vậy mà.
Minh xin tôi một điếu thuốc, châm hút rồi nói:
- Để em kể rõ chuyện cho anh nghe, em và tụi bạn ngồi uống bia ở quán nước gần nhà thờ, chỗ có con đường quẹo ra biển mà me đã chở anh đi qua đó. Tụi em ngồi được một lúc khá lâu thấy con nhỏ đi vào một mình ngồi ở chiếc bàn khuất sau chậu cây bụt đỏ. Lúc đó em đã hơi ngà ngà và một thằng bạn đã thách em đến nói chuyện với con nhỏ. Em bưng cả đĩa bánh sang bàn nó mời. Con nhỏ nói: "cám ơn, hôm nay tôi không thèm ăn bánh“. Em nói, không thèm cũng phải ăn và em đã tạt cả đĩa bánh vào mặt nó.
Tôi hốt hoảng hỏi:
- Cả đĩa bánh? Vậy chắc cô bé đã bị bể đầu?
- Em không rõ nữa vì sau đó em đã vội "dù”. Anh thấy em "chì" không. Nói là làm. Nói cho con nhỏ một trận là nó lãnh đủ một trận.
Tôi định kể rõ cho Minh biết chuyện cô bé đã đến đây và yêu cầu em bỏ thái độ trêu chọc du côn đó đi, nhưng bé Phượng đã cầm đĩa muối ớt đi vào. Chẳng thể để cho Phượng biết chuyện riêng tư này, tôi đành ngồi im, mong có dịp khác sẽ nói chuyện với Minh.
Những trái táo vàng bóng, mặc dù đã được chấm muối ớt, khi bỏ vào miệng nhai tôi vẫn thấy chúng đắng chát. Có phải vì tối hôm qua bị Minh làm hỗn nên cô bé đã giận chẳng thèm đến gặp tôi ngoài bờ biển sáng nay? Đến chiều chắc tôi phải đi phố tìm gặp em để "thanh minh, thanh nga" cho em biết, tôi không dính líu gì đến "vụ" đó cả.
Ăn táo xong, Minh đứng dậy nói:
- Thôi tụi em về để anh học. Chủ nhật tuần này em sẽ đem xe đến đón anh về nhà chơi.
Sợ chủ nhật cô bé có thể đến thăm, tôi tìm cớ thoái thác.
- Em khỏi đến đón anh mất công. Nêu rảnh, anh sẽ về thăm dì. Nếu có hứng anh sẽ ở lại đây làm việc luôn chủ nhật.
Bé Phượng nói:
- Học nhiều vậy, anh không sợ loạn óc sao?
Tôi cười.
- Học vậy mà ăn nhằm gì. Cả năm anh chơi rồi, bây giờ cần phải làm việc bù cho xong.
Hai anh em chào tôi về. Còn một mình trong căn nhà vắng lặng thay vì lấy giấy bút ra viết, tôi lại nghĩ đến cô bé và bỗng dưng buồn. Tôi chẳng phải là người có can đảm ngồi ì ra một đống chịu đựng nỗi buồn qua đi. Tôi luôn luôn bị đuối sức trong những lần chịu đựng đó, dù cho nỗi buồn rất nhẹ nhàng.
Ở Sàigòn, mỗi khi cơn buồn nhập vào người, tôi phải đi “giải buồn" ngay ở rạp ciné, bàn billard, sân tập Judo hay phóng xe chạy như bay ở xa lộ. Chẳng bao giờ tôi giải buồn được bằng âm nhạc hay đi dạo. Bây giờ để giải buồn, tôi chỉ có cách là tiếp tục ăn những trái xoài chín vàng. Ăn là cách giải buồn tuyệt vời nhất, tôi đã khám phá ra trong buổi chiều nay.
Những trái xoài đã làm tôi đầy bụng bỏ bữa cơm trưa. Sau một giấc ngủ ngắn, những trái xoài đã làm tôi đau bụng đi không nổi và tôi đành bỏ ý định đi dạo phố tìm gặp cô bé.
Tôi nằm im trên giường chịu đựng những cơn đau quặn người, nhưng mấy trái xoài trời đánh đâu có chịu cho tôi nằm yên. Chúng bắt tôi bò ra khỏi giường đi ra sau nhà rồi bò lên giường. Rồi lại đi ra sau nhà... chúa ơi, con có tội tình gì mà Ngài nỡ để mấy trái xoài quỉ sứ hành con mệt đừ.
Tôi đã nằm thiếp đi cho đến khi nghe tiếng bác Năm gọi dậy.
- Sao cậu không thắp đèn? Đau hả?
Nhìn mâm cơm bác Năm còn bưng trên tay, tôi nói:
- Thôi bác bưng về đi. Tôi đau bụng ăn không được.
Bác Năm để mâm xuống bàn, bác móc túi lấy hộp quẹt thắp đèn dầu ở gần chồng sách. Ngọn đèn không sáng lắm, nhưng cũng làm tôi hoa mắt, vì đã nằm khá lâu trong bóng tối. Bác Năm đến bên giường hỏi tôi.
- Cậu có dầu cù là không?
Tôi lắc đầu. Ông nói:
- Để tôi về lấy hộp dầu. Cậu ăn cháo được không, để tôi nấu luôn.
- Cảm ơn bác, tối nay tôi nhịn ăn cho mau lành. Nếu bên nhà bác có thuốc Garnidan cho tôi ít viên.
- Được rồi, để tôi về xem.
Bác Năm bưng mâm cơm về nhà và khi ra ngoài ông không quên đẩy hai cánh cửa khép lại. Tôi trùm chăn lên đến cổ, mặt quay vào vách để ánh sáng ngọn đèn khỏi làm tôi chói mắt và nằm co người như con tôm cho dịu cơn đau. Tôi lo sợ, nếu lần đau bụng này cũng dai dẳng và trầm trọng như lần tôi bị ở Đà Lạt, chắc tôi phải nằm nhà thương.
"Nhà thương" hai tiếng đó chẳng dễ thương tí nào. Tôi thù ghét nó nhất trên trần đời dù cho chính nó đã (và chắc chắn sẽ còn dài dài) cứu sống tôi nhiều lần. Tôi không chịu nổi màu trắng bệnh hoạn ở giường bệnh, trên vách tường và trên những bộ đồng phục của các y tá.
Mùi thuốc tây luôn luôn làm tôi buồn nôn dù cho đó là mùi thơm của viên thuốc chữa bệnh nôn. Tôi đã học Judo đến đai nâu, nhưng không hiểu sao mỗi lần thấy kim tiêm do y tá sắp lụi vào người, tôi liền "phản ứng tự vệ" nhảy ra xa một trăm thước. Lạy trời, lạy chúa, lạy Phật, lạy Brahmkâ xin các Ngài hãy "nối vòng tay lớn" ngăn chặn đừng cho y tá đến "chích" con.
Tiếng đập cửa cộc cộc, làm tôi giật mình ngoảnh lại. Trời ơi, chữa bệnh như cứu hỏa, bộ hôm nay bác Năm "mát" hay sao mà còn bày đặt lịch sự quá vậy. Tôi bực mình gắt.
- Vào đi.
Cánh cửa hé mở. Một người tóc xõa mặc quần áo trắng đi vào. Tôi vội nhắm mắt lại than thầm. Trời! Ở đây cũng có ma nữa sao?
- Ông bớt đau chưa?
Nghe giọng cô gái nói trong trẻo, tôi vội mở mắt nhìn. Tôi luôn luôn vội mở mắt nhìn bất cứ cô gái nào. Theo tôi chẳng có đóa hoa nào xấu trên cõi đời này, ngay cả ma nếu là ma con gái cũng vẫn đẹp như hoa bằng vải vậy.
- Cô là ai?
- Ba tôi nói đem thuốc Garnidan sang cho ông, nhưng tôi muốn khám xem ông thật sự đau bệnh gì?
Đúng là "nghề" của nàng. Cô y tá nào cũng ước ao được cưới người yêu lý tưởng là một ông bác sĩ và trong khi chờ đợi lên xe hoa (chứ không phải xe cứu thương), các nàng đã tự biến mình thành "bà bác sĩ" luôn luôn đòi khám bệnh nhân.
- Cô là cô Ngọc?
- Ờ, sao ông biết tên tôi?
Chắc nàng nghĩ nàng là "viên ngọc" quí và hiếm có nhất trần gian này chăng? Tuy đau bụng nhưng tôi vẫn thích nói "xỏ ngọt".
- Tên của cô đã vang lừng khắp nhà thương, nhà hộ sinh, nhà xác ai mà chẳng biết.
Có lẽ nàng còn ngây thơ "cụ bà" không biết lời khen "đểu" của tôi, nên vẫn cười được như thường.
- Ông quá khen. Tôi không được nổi danh như ông nói đâu. Ông đau bụng à?
Chúa ơi! Sao trên đời lại có cô y tá "thông minh" quá vậy. Không lẽ tôi xin thuốc Garnidan để chữa bệnh đau chân! Tôi định nói, tôi bị bệnh "Tào Tháo đuổi" nhưng chẳng cần phải dài dòng văn tự, tôi đã bị bắt buộc phải chứng minh bệnh của mình bằng cách lồm cồm bò dậy khỏi giường và đi nhanh ra nhà sau. Rồi đi nhanh vào nhà và lồm cồm bò lên giường nằm thở hổn hển.
- Ông có thể bị bệnh dịch tả vì đã "ăn rau sống quả xanh uống nước không đun sôi" vậy để tôi chích thuốc cho ông.
Chích! Tiếng chích đó nổ vang như tiếng súng đại bác 122 ly, khiến tôi giật mình tung chăn ngồi nhổm dậy.
- Tôi khỏe mạnh rồi. Cô chỉ cần cho tôi vài viên Garnidan là đủ.
Cô gái cười.
- Ông đừng sợ. Tôi chích "ven" không đau đâu.
Tôi thét lên.
- Không có "ven", mông, tay, chân, gì cả. Tôi đã nói là khỏe rồi.
- Sao ông "nhát gan" quá vậy.
Tôi thở dài.
- Tại tôi bị đau gan kinh miên.
Nàng dịu dàng nói:
- Ông hãy can đảm chịu chích cho mau lành bệnh. Đừng để phải nằm nhà thương nơi đất khách quê người.
Có lẽ, Judo đến đệ nhất đẳng huyền đai, chắc tôi vẫn bị những lời nói ngon ngọt của các cô gái quật ngã dễ dàng. Nghe Ngọc nói, tôi đã mủi lòng chịu nằm yên giơ tay cho nàng chích "ven".
Trước khi mũi kim thứ nhất chích vào người, tôi đã nhét cả khăn lau mặt vào miệng để khỏi la hét. đến mũi kim thứ hai, tôi chịu hết nổi. Ngọc vừa rút mũi kim ra khỏi cánh tay, tôi hét lên văng cả chiếc khăn ra khỏi miệng và vì quá sợ, tôi đã ôm chặt nàng. Và vì "phản ứng tự vệ" của con nhà võ, tôi đã cúi hôn nàng để nàng khỏi mở miệng dụ dỗ chích thêm mũi kim thứ ba.
Khi tôi buông Ngọc ra, tôi đã truyền bệnh sợ hãi sang nàng.
Nàng run rẩy nói:
- Sao anh "bạo" quá vậy?
Tôi thở dài.
- Tại tôi bị đau gan kinh miên.
Nàng gượng cười.
- May mà anh bị đau gan, nếu không ai mà chịu nổi sự "can đảm" của anh.
Mũi thuốc vitamine C Ngọc chích vào người đã giúp tôi khỏe khoắn có thể đi lại được, nhưng vì lười biếng tôi nằm lì trên giường nhờ Ngọc pha cho tôi một ly cà phê đen với nước sôi có sẵn trong phích. Trong khi chờ đợi cà phê nhỏ giọt, Ngọc đổ nước nóng vào khăn, vắt khô, lau mặt cho tôi, rồi nàng kéo ghế ngồi bên giường tâm sự.
Ngọc trách tôi "tự kiêu". (Lạy chúa, điều này thật oan cho con. Vì không ai yêu thương con nên con chỉ "tự ái" chứ không có "tự kiêu"). Tôi sống ở đây gần nửa tháng mà chẳng thèm sang thăm nhà nàng. Hai bên nào có xa xôi gì. Phải chăng tôi "khinh" gia đình nàng nghèo. (Lạy chúa, lại một điều oan cho con. Là người "dài lưng tốn vải ăn no lại nằm", chưa kiếm ra đồng bạc nào, vậy con đâu dám "khinh" ai).
Ngọc đã thấy tôi, ngay hôm tôi đến thăm rẫy lần đầu với em Minh và chính nàng đã giúp bác Năm thu dọn lại căn nhà này cho tôi đến ở. Nàng nói phải chăng tôi đã biết nàng xấu xí, quê mùa, nên không thèm giao thiệp (Lạy chúa, lại một điều oan. Con đâu biết mặt mũi nàng dài như ngắn thế nào).
Nhiều lần, Ngọc đã muốn thay ba nàng mang cơm sang cho tôi, nhưng nàng đã bỏ ý định đó vì không muốn nhìn bản mặt "dễ ghét" của tôi (Lạy chúa, lại một điều oan cho con. Bản mặt con mà "dễ ghét"ư? Nếu "dễ ghét" sao con Kiki không cắn con? ). Mãi đến hôm nay nghe ba nàng nói tôi đau bụng nặng, nàng cũng không muốn sang, nhưng sau, nàng bị bắt buộc phải sang vì lương tâm nghề nghiệp "cắn rứt" (Lạy chúa, thật may cho con, lương tâm của nàng chưa bị rụng răng).
Ngọc nói, nàng phải ở lại nhà thương làm việc ba ngày liên tiếp rồi được nghỉ một ngày. Những ngày nghỉ nàng thường về giúp đỡ ba má vì hai ông bà già chỉ có mình nàng là người con duy nhất. Nàng nói, nghề y tá là nghề bạc bẽo nhất trần gian. Nàng đã băng bó cho thiên hạ không biết bao nhiêu vết thương tay chân, mặt mũi, bụng lưng... Vậy mà chẳng ai giúp nàng băng bó "vết thương lòng" (Lạy chúa, chắc nàng muốn con làm bác sĩ băng bó "bộ lòng" của nàng chăng?
Tôi rất sợ phải nghe người khác kể lại những vết thương lòng của họ. Bởi tôi biết chắc chắn chuyện đó chẳng hay ho và vui vẻ tí nào, nên tốt hơn tôi phải ngăn Ngọc, trước khi nàng có hứng kể chuyện lòng (thòng) của nàng. Tôi nói:
- Lớn lên ai mà chẳng bị vết thương lòng. Vết thương tay chân mình còn không tránh được, làm sao giữ cho lòng mình khỏi bị trầy trụa khi mà mình không thấy nó rõ ràng. Thôi cứ để thời gian chữa lành vết thương lòng Ngọc ạ. Nếu thời gian là y sĩ dở ẹc thì sẽ có Trời chữa cho chúng ta.
Ngọc lắc đầu.
- Chẳng bao giờ Trời chữa lành vết thương đó được.
- Ngọc nghĩ Trời là một ông "lang băm " sao?
- Không phải vậy. Vì chính Trời là người đã gây vết thương lòng cho chúng ta.
Ngẫm nghĩ lời Ngọc nói, tôi thấy nàng có lý. Không phải chỉ có vết thương lòng mà ngay vết thương chân tay cũng chính do Trời gây ra. Tại sao tôi có mụn ghẻ ở tay? Dễ hiểu quá mà, đâu phải lỗi tại tôi ở bẩn mà vì "số Trời" đã định tôi phải có mụn ghẻ, cũng như tôi phải lấy một người nào đó làm vợ vậy mà. Nhưng bàn mãi chuyện Trời, chỉ thêm nhức đầu. Tôi nói đại.
- Nếu Trời không chữa lành vết thương lòng của Ngọc, để đó tôi chữa cho. Dễ ợt mà.
Ngọc cười.
- Anh chữa lành hay làm cho vết thương đau đớn thêm?
Cà phê đã nhỏ đầy ly. Ngọc đứng dậy bỏ chiếc phin xuống bàn, rồi bưng ly cà phê đến cho tôi. Nàng nói:
- Anh uống vậy tốt hơn. Bỏ đường vào thêm đau bụng.
Tôi nhắm mắt nốc luôn một hơi ly cà phê đen cho đã ghiền và cho bớt đắng. Khi Ngọc đưa tay lấy chiếc ly không, tôi cầm lấy tay nàng và nàng giật mạnh ra.
- Tôi anh nằm nghỉ cho khỏe.
Tôi nói:
- Tôi định bắt mạch thăm bệnh chữa vết thương lòng cho Ngọc, mà Ngọc không chịu, vậy mai sau bệnh nặng đừng trách tôi.
Nàng cười.
- Cám ơn "ông bác sĩ". Thôi khuya rồi, Ngọc về.
Thu dọn đồ nghề bỏ vào hộp. Ngọc nói:
- Mai Ngọc sẽ vào nhà thương xin bình nước biển về "vô" cho anh. Người anh thiếu nhiều nước.
Tôi đã thấy cây kim "vô" nước biển rồi. Nó to bằng ngón tay út là ít. Nên tôi vội từ chối.
- Thôi khỏi: Để tôi uống mười lít nước đun sôi, người sẽ đủ nước ngay. Ngày mai Ngọc nhớ nói bác Năm nấu cho tôi một tô cháo thịt thật bự, ăn xong tôi sẽ khỏe như Thạch Sanh.
- Anh đừng sợ. Ngọc "mát " tay lắm. Chích không đau đâu.
Nhìn theo bóng Ngọc thấp thoáng bên ngoài cửa sổ tối đen, tôi than thầm "Người đâu gặp gỡ làm chi. Ngày mai biết chích thêm gì nữa đây?".
Sáng qua, em không có hẹn sẽ gặp lại tôi vào buổi sáng nay, nhưng tôi tin rằng em sẽ đến vì đêm qua tôi đã nằm mơ thấy em. Những gì tôi nằm mơ thường rất đúng sự thật. Như có lần nằm mơ thấy con khỉ, tôi đã giúp má tôi "đánh đề" số 63 và trúng được 70.000 đồng.
Mặt trời đã ngóc đầu lên khỏi mặt nước biển như người ngủ nướng ngóc đầu ra khỏi chăn, nhìn xem trời đã thật sáng chưa để còn ngủ tiếp. Không khí ấm áp dần, nhưng tôi lười biếng không còn muốn nhảy xuống biển. Khi một người đàn ông đã có nhân tình rồi, chẳng ai còn thích gần gũi với bà vợ của mình, dù cho đó là bà vợ biển có tấm lòng bao la như lòng mẹ.
Đã hai mươi bảy tuổi, tôi vẫn còn một mình đứng nhìn biển, đúng là tôi chưa trở nên người đứng đắn. Có lẽ sáng nay cô bé không thích đi nhìn biển. Đứng đợi đến khi bụng đói cồn cào, tôi đành lủi thủi về nhà.
Thường ngày, tôi vẫn ăn hết hai trái bắp một cách mau lẹ, nhưng trong bữa ăn sáng nay tôi chẳng nuốt trôi nửa trái. Tôi cũng chẳng thèm mở nhạc nghe theo thói quen mỗi khi ăn. Cô bé đã nói đúng "Không nên làm sai cái gì mình đã hoạch định. Chỉ cần làm sai một lần rồi sẽ sai mãi".
Hôm qua, tôi đã sống sai với thời khóa biểu cũ và hôm nay tôi cũng ăn sáng sai với giờ giấc ghi trong thời khóa biểu mới. Có thật rồi tôi sẽ sai mãi?
Tôi uể oải lấy tập bản thảo ra viết tiếp. Nhìn ra ngoài cửa sổ tìm hứng, tôi chợt thấy bóng một cô gái thấp thoáng sau những tàng cây sa bu chê xòe thấp sát mặt đất. Cô bé đến chăng? Tôi vội bước ra cửa và nhận ra bé Phượng đang xách một giỏ gì đó đến. Tôi thở dài trở vào ngồi xuống ghế giả vờ cầm bút viết. Một lúc sau, bé Phượng xách giỏ đi vào nhà.
- Má em nói đem cho anh một giỏ xoài. Xoài cuối mùa không ngọt nhưng rất hiếm.
Có xoài ăn tôi mừng rỡ, quên cả nỗi nhớ nhung cô bé. Tôi cúi xuống lựa một trái xoài to nhất trong giỏ, chẳng thèm lau chùi lớp vỏ bên ngoài, tôi đưa trái xoài lên miệng "cạp" luôn một miếng lớn. Bé Phượng nói:
- Để em lấy dao gọt vỏ đã.
- Thôi khỏi: Anh thích cạp cả vỏ ngon hơn. Trái xoài chua chua ngọt ngọt thơm phức. Chỉ một phút sau tôi đã quăng hột xoài ra ngoài cửa sổ và bắt đầu cạp trái thứ hai. Bé Phượng nhìn tôi cười.
- Ở Sàigòn không có xoài hả anh?
- Thiếu gì.
- Sao trông anh ăn có vẻ "say mê" quá vậy?
- Ở Sàigòn anh làm quái gì có tiền mà mua xoài. Bao nhiêu tiền má cho, anh giao cho mấy ông chủ bàn billard "giữ" hết rồi.
- Chứ không phải anh giao cho mấy cô "giữ" à?
- Mấy cô hả? Giữ cái búa!
Bé Phượng bật cười.
- "Kẹo" như anh. Chắc chẳng cô nào thèm ưa.
- Cần quái gì mấy cô. Sống một mình không khỏe hơn sao.
Nuốt xong một miếng xoài, tôi mới biết mình nói "ba xạo". Cần gì mấy cô. Đúng rồi, nhưng phải trừ cô bé tôi mới quen, vì cả buổi sáng nay tôi thấy cần em lắm lắm. Tôi hỏi bé Phượng.
- Ai chở em đến đây?
- Anh Minh.
- Minh đâu?
- Anh ấy còn hái táo ngoài vườn.
Tuần này, nếu tôi đánh đề tuổi "con ngựa" của cậu em tôi, chắc tôi sẽ trúng lớn vì vừa nhắc đến Minh, em đã bụm hai tay đầy táo đi vào để trên bàn.
- Anh ăn thử táo này xem, dòn và ngọt lắm. Em phải để con Phượng đi trước rồi mới hái. Em sợ nó biết cây táo đặc biệt của em, nó sẽ dẫn bạn bè đến ăn hết ngay.
Bé Phượng lấy một quả táo bỏ vô miệng nhai rồi nhăn mặt
- Trời ơi, chua hơn chanh.
Minh nói
- Chua hả? Tại bàn tay chuyên vắt chanh vào nước mắm của mày sờ vào đó. Đi qua bác Năm kiếm muối ớt coi.
- Em đâu có phải là người làm của anh đâu mà anh sai.
- Nói không nghe hả? chốc nữa chở mày về, tao "lạng" xe cho mày đứng tim luôn.
Bé Phượng có lẽ sợ lời đe dọa đó. Em đi ra ngoài và nó vọng vào.
- Hôm nào em sẽ đâm lủng lốp xe cho anh dẫn bộ chết luôn.
Minh cười nói với tôi.
- Con nhỏ chỉ được mạnh cái miệng chứ còn nhát hơn thỏ. Chở nó em chỉ cần "lạng xe một vòng là nó run rẩy bẩy và khóc thét lên.
Minh đi lại quan sát trong căn nhà rồi ngồi xuống chiếc giường nylon.
- Em đã khám phá ra một điều lạ. Có "hình bóng" một cô gái trong nhà này.
Tôi chỉ bức tranh trên vách hỏi:
- Có phải em nói "hình bóng" cô bé này?
Minh lắc đầu.
- Không phải đâu. Một người bằng xương bằng thịt và còn để lại mùi hương trong nhà.
Tôi nghĩ không lẽ Minh đã biết chuyện cô bé đến đây uống cà phê, hay cậu em tôi chỉ nói "bắt nọn"? Tôi làm bộ hỏi:
- Ai đâu?
- Ai thì anh biết rồi còn hỏi làm gì?
Tôi e dè nhìn mặt Minh. Cậu em tôi đã tức vì chuyện cô bé đã đến đây chăng? Tuy vậy tôi vẫn cãi bướng.
- Em đừng xạo. Chính mắt em có thấy không?
- Cần gì phải thấy. Em chỉ đoán cũng đúng ngay chóc. Bộ từ ngày anh ở đây, chị Ngọc chưa sang chơi lần nào sao?
Hú hồn! Tôi bật cười cho sự lo sợ không đâu của mình.
- Được như em nói thì thật hân hạnh cho anh. Ở đây nửa tháng anh chẳng hề thấy mặt cô Ngọc dài ngắn như thế nào.
Minh cười ruồi.
- Em đoán không sai đâu. Thế nào chị Ngọc cũng phải sang đây. Có thể chỉ trong ngày hôm nay.
Tôi cười.
- Thôi cậu. Dẹp nghề thầy bói đi.
Rồi không hiểu vì "ma đưa lối, quỉ dẫn đường" hay vì được đấng Brahmâ "phù hộ" mà tôi buột miệng hỏi
- Lâu nay, em có gặp lại cô bé chúng ta đã thấy ngoài phố không?
Minh đột nhiên bật cười thích thú.
- Anh có hỏi em mới nhớ. Tối qua, em đã gặp nó ở quán nước và cho nó một trận.
Tôi trợn mắt hỏi:
- Một trận?
- Phải.
- Bằng tay?
- Không. Bằng một đĩa bánh.
- Cô bé bị bể đầu?
- Sao anh có vẻ lo lắng cho con nhỏ đó quá vậy?
Tôi nuốt nước miếng nói:
- Anh chỉ tò mò muốn biết rõ chuyện vậy mà.
Minh xin tôi một điếu thuốc, châm hút rồi nói:
- Để em kể rõ chuyện cho anh nghe, em và tụi bạn ngồi uống bia ở quán nước gần nhà thờ, chỗ có con đường quẹo ra biển mà me đã chở anh đi qua đó. Tụi em ngồi được một lúc khá lâu thấy con nhỏ đi vào một mình ngồi ở chiếc bàn khuất sau chậu cây bụt đỏ. Lúc đó em đã hơi ngà ngà và một thằng bạn đã thách em đến nói chuyện với con nhỏ. Em bưng cả đĩa bánh sang bàn nó mời. Con nhỏ nói: "cám ơn, hôm nay tôi không thèm ăn bánh“. Em nói, không thèm cũng phải ăn và em đã tạt cả đĩa bánh vào mặt nó.
Tôi hốt hoảng hỏi:
- Cả đĩa bánh? Vậy chắc cô bé đã bị bể đầu?
- Em không rõ nữa vì sau đó em đã vội "dù”. Anh thấy em "chì" không. Nói là làm. Nói cho con nhỏ một trận là nó lãnh đủ một trận.
Tôi định kể rõ cho Minh biết chuyện cô bé đã đến đây và yêu cầu em bỏ thái độ trêu chọc du côn đó đi, nhưng bé Phượng đã cầm đĩa muối ớt đi vào. Chẳng thể để cho Phượng biết chuyện riêng tư này, tôi đành ngồi im, mong có dịp khác sẽ nói chuyện với Minh.
Những trái táo vàng bóng, mặc dù đã được chấm muối ớt, khi bỏ vào miệng nhai tôi vẫn thấy chúng đắng chát. Có phải vì tối hôm qua bị Minh làm hỗn nên cô bé đã giận chẳng thèm đến gặp tôi ngoài bờ biển sáng nay? Đến chiều chắc tôi phải đi phố tìm gặp em để "thanh minh, thanh nga" cho em biết, tôi không dính líu gì đến "vụ" đó cả.
Ăn táo xong, Minh đứng dậy nói:
- Thôi tụi em về để anh học. Chủ nhật tuần này em sẽ đem xe đến đón anh về nhà chơi.
Sợ chủ nhật cô bé có thể đến thăm, tôi tìm cớ thoái thác.
- Em khỏi đến đón anh mất công. Nêu rảnh, anh sẽ về thăm dì. Nếu có hứng anh sẽ ở lại đây làm việc luôn chủ nhật.
Bé Phượng nói:
- Học nhiều vậy, anh không sợ loạn óc sao?
Tôi cười.
- Học vậy mà ăn nhằm gì. Cả năm anh chơi rồi, bây giờ cần phải làm việc bù cho xong.
Hai anh em chào tôi về. Còn một mình trong căn nhà vắng lặng thay vì lấy giấy bút ra viết, tôi lại nghĩ đến cô bé và bỗng dưng buồn. Tôi chẳng phải là người có can đảm ngồi ì ra một đống chịu đựng nỗi buồn qua đi. Tôi luôn luôn bị đuối sức trong những lần chịu đựng đó, dù cho nỗi buồn rất nhẹ nhàng.
Ở Sàigòn, mỗi khi cơn buồn nhập vào người, tôi phải đi “giải buồn" ngay ở rạp ciné, bàn billard, sân tập Judo hay phóng xe chạy như bay ở xa lộ. Chẳng bao giờ tôi giải buồn được bằng âm nhạc hay đi dạo. Bây giờ để giải buồn, tôi chỉ có cách là tiếp tục ăn những trái xoài chín vàng. Ăn là cách giải buồn tuyệt vời nhất, tôi đã khám phá ra trong buổi chiều nay.
Những trái xoài đã làm tôi đầy bụng bỏ bữa cơm trưa. Sau một giấc ngủ ngắn, những trái xoài đã làm tôi đau bụng đi không nổi và tôi đành bỏ ý định đi dạo phố tìm gặp cô bé.
Tôi nằm im trên giường chịu đựng những cơn đau quặn người, nhưng mấy trái xoài trời đánh đâu có chịu cho tôi nằm yên. Chúng bắt tôi bò ra khỏi giường đi ra sau nhà rồi bò lên giường. Rồi lại đi ra sau nhà... chúa ơi, con có tội tình gì mà Ngài nỡ để mấy trái xoài quỉ sứ hành con mệt đừ.
Tôi đã nằm thiếp đi cho đến khi nghe tiếng bác Năm gọi dậy.
- Sao cậu không thắp đèn? Đau hả?
Nhìn mâm cơm bác Năm còn bưng trên tay, tôi nói:
- Thôi bác bưng về đi. Tôi đau bụng ăn không được.
Bác Năm để mâm xuống bàn, bác móc túi lấy hộp quẹt thắp đèn dầu ở gần chồng sách. Ngọn đèn không sáng lắm, nhưng cũng làm tôi hoa mắt, vì đã nằm khá lâu trong bóng tối. Bác Năm đến bên giường hỏi tôi.
- Cậu có dầu cù là không?
Tôi lắc đầu. Ông nói:
- Để tôi về lấy hộp dầu. Cậu ăn cháo được không, để tôi nấu luôn.
- Cảm ơn bác, tối nay tôi nhịn ăn cho mau lành. Nếu bên nhà bác có thuốc Garnidan cho tôi ít viên.
- Được rồi, để tôi về xem.
Bác Năm bưng mâm cơm về nhà và khi ra ngoài ông không quên đẩy hai cánh cửa khép lại. Tôi trùm chăn lên đến cổ, mặt quay vào vách để ánh sáng ngọn đèn khỏi làm tôi chói mắt và nằm co người như con tôm cho dịu cơn đau. Tôi lo sợ, nếu lần đau bụng này cũng dai dẳng và trầm trọng như lần tôi bị ở Đà Lạt, chắc tôi phải nằm nhà thương.
"Nhà thương" hai tiếng đó chẳng dễ thương tí nào. Tôi thù ghét nó nhất trên trần đời dù cho chính nó đã (và chắc chắn sẽ còn dài dài) cứu sống tôi nhiều lần. Tôi không chịu nổi màu trắng bệnh hoạn ở giường bệnh, trên vách tường và trên những bộ đồng phục của các y tá.
Mùi thuốc tây luôn luôn làm tôi buồn nôn dù cho đó là mùi thơm của viên thuốc chữa bệnh nôn. Tôi đã học Judo đến đai nâu, nhưng không hiểu sao mỗi lần thấy kim tiêm do y tá sắp lụi vào người, tôi liền "phản ứng tự vệ" nhảy ra xa một trăm thước. Lạy trời, lạy chúa, lạy Phật, lạy Brahmkâ xin các Ngài hãy "nối vòng tay lớn" ngăn chặn đừng cho y tá đến "chích" con.
Tiếng đập cửa cộc cộc, làm tôi giật mình ngoảnh lại. Trời ơi, chữa bệnh như cứu hỏa, bộ hôm nay bác Năm "mát" hay sao mà còn bày đặt lịch sự quá vậy. Tôi bực mình gắt.
- Vào đi.
Cánh cửa hé mở. Một người tóc xõa mặc quần áo trắng đi vào. Tôi vội nhắm mắt lại than thầm. Trời! Ở đây cũng có ma nữa sao?
- Ông bớt đau chưa?
Nghe giọng cô gái nói trong trẻo, tôi vội mở mắt nhìn. Tôi luôn luôn vội mở mắt nhìn bất cứ cô gái nào. Theo tôi chẳng có đóa hoa nào xấu trên cõi đời này, ngay cả ma nếu là ma con gái cũng vẫn đẹp như hoa bằng vải vậy.
- Cô là ai?
- Ba tôi nói đem thuốc Garnidan sang cho ông, nhưng tôi muốn khám xem ông thật sự đau bệnh gì?
Đúng là "nghề" của nàng. Cô y tá nào cũng ước ao được cưới người yêu lý tưởng là một ông bác sĩ và trong khi chờ đợi lên xe hoa (chứ không phải xe cứu thương), các nàng đã tự biến mình thành "bà bác sĩ" luôn luôn đòi khám bệnh nhân.
- Cô là cô Ngọc?
- Ờ, sao ông biết tên tôi?
Chắc nàng nghĩ nàng là "viên ngọc" quí và hiếm có nhất trần gian này chăng? Tuy đau bụng nhưng tôi vẫn thích nói "xỏ ngọt".
- Tên của cô đã vang lừng khắp nhà thương, nhà hộ sinh, nhà xác ai mà chẳng biết.
Có lẽ nàng còn ngây thơ "cụ bà" không biết lời khen "đểu" của tôi, nên vẫn cười được như thường.
- Ông quá khen. Tôi không được nổi danh như ông nói đâu. Ông đau bụng à?
Chúa ơi! Sao trên đời lại có cô y tá "thông minh" quá vậy. Không lẽ tôi xin thuốc Garnidan để chữa bệnh đau chân! Tôi định nói, tôi bị bệnh "Tào Tháo đuổi" nhưng chẳng cần phải dài dòng văn tự, tôi đã bị bắt buộc phải chứng minh bệnh của mình bằng cách lồm cồm bò dậy khỏi giường và đi nhanh ra nhà sau. Rồi đi nhanh vào nhà và lồm cồm bò lên giường nằm thở hổn hển.
- Ông có thể bị bệnh dịch tả vì đã "ăn rau sống quả xanh uống nước không đun sôi" vậy để tôi chích thuốc cho ông.
Chích! Tiếng chích đó nổ vang như tiếng súng đại bác 122 ly, khiến tôi giật mình tung chăn ngồi nhổm dậy.
- Tôi khỏe mạnh rồi. Cô chỉ cần cho tôi vài viên Garnidan là đủ.
Cô gái cười.
- Ông đừng sợ. Tôi chích "ven" không đau đâu.
Tôi thét lên.
- Không có "ven", mông, tay, chân, gì cả. Tôi đã nói là khỏe rồi.
- Sao ông "nhát gan" quá vậy.
Tôi thở dài.
- Tại tôi bị đau gan kinh miên.
Nàng dịu dàng nói:
- Ông hãy can đảm chịu chích cho mau lành bệnh. Đừng để phải nằm nhà thương nơi đất khách quê người.
Có lẽ, Judo đến đệ nhất đẳng huyền đai, chắc tôi vẫn bị những lời nói ngon ngọt của các cô gái quật ngã dễ dàng. Nghe Ngọc nói, tôi đã mủi lòng chịu nằm yên giơ tay cho nàng chích "ven".
Trước khi mũi kim thứ nhất chích vào người, tôi đã nhét cả khăn lau mặt vào miệng để khỏi la hét. đến mũi kim thứ hai, tôi chịu hết nổi. Ngọc vừa rút mũi kim ra khỏi cánh tay, tôi hét lên văng cả chiếc khăn ra khỏi miệng và vì quá sợ, tôi đã ôm chặt nàng. Và vì "phản ứng tự vệ" của con nhà võ, tôi đã cúi hôn nàng để nàng khỏi mở miệng dụ dỗ chích thêm mũi kim thứ ba.
Khi tôi buông Ngọc ra, tôi đã truyền bệnh sợ hãi sang nàng.
Nàng run rẩy nói:
- Sao anh "bạo" quá vậy?
Tôi thở dài.
- Tại tôi bị đau gan kinh miên.
Nàng gượng cười.
- May mà anh bị đau gan, nếu không ai mà chịu nổi sự "can đảm" của anh.
Mũi thuốc vitamine C Ngọc chích vào người đã giúp tôi khỏe khoắn có thể đi lại được, nhưng vì lười biếng tôi nằm lì trên giường nhờ Ngọc pha cho tôi một ly cà phê đen với nước sôi có sẵn trong phích. Trong khi chờ đợi cà phê nhỏ giọt, Ngọc đổ nước nóng vào khăn, vắt khô, lau mặt cho tôi, rồi nàng kéo ghế ngồi bên giường tâm sự.
Ngọc trách tôi "tự kiêu". (Lạy chúa, điều này thật oan cho con. Vì không ai yêu thương con nên con chỉ "tự ái" chứ không có "tự kiêu"). Tôi sống ở đây gần nửa tháng mà chẳng thèm sang thăm nhà nàng. Hai bên nào có xa xôi gì. Phải chăng tôi "khinh" gia đình nàng nghèo. (Lạy chúa, lại một điều oan cho con. Là người "dài lưng tốn vải ăn no lại nằm", chưa kiếm ra đồng bạc nào, vậy con đâu dám "khinh" ai).
Ngọc đã thấy tôi, ngay hôm tôi đến thăm rẫy lần đầu với em Minh và chính nàng đã giúp bác Năm thu dọn lại căn nhà này cho tôi đến ở. Nàng nói phải chăng tôi đã biết nàng xấu xí, quê mùa, nên không thèm giao thiệp (Lạy chúa, lại một điều oan. Con đâu biết mặt mũi nàng dài như ngắn thế nào).
Nhiều lần, Ngọc đã muốn thay ba nàng mang cơm sang cho tôi, nhưng nàng đã bỏ ý định đó vì không muốn nhìn bản mặt "dễ ghét" của tôi (Lạy chúa, lại một điều oan cho con. Bản mặt con mà "dễ ghét"ư? Nếu "dễ ghét" sao con Kiki không cắn con? ). Mãi đến hôm nay nghe ba nàng nói tôi đau bụng nặng, nàng cũng không muốn sang, nhưng sau, nàng bị bắt buộc phải sang vì lương tâm nghề nghiệp "cắn rứt" (Lạy chúa, thật may cho con, lương tâm của nàng chưa bị rụng răng).
Ngọc nói, nàng phải ở lại nhà thương làm việc ba ngày liên tiếp rồi được nghỉ một ngày. Những ngày nghỉ nàng thường về giúp đỡ ba má vì hai ông bà già chỉ có mình nàng là người con duy nhất. Nàng nói, nghề y tá là nghề bạc bẽo nhất trần gian. Nàng đã băng bó cho thiên hạ không biết bao nhiêu vết thương tay chân, mặt mũi, bụng lưng... Vậy mà chẳng ai giúp nàng băng bó "vết thương lòng" (Lạy chúa, chắc nàng muốn con làm bác sĩ băng bó "bộ lòng" của nàng chăng?
Tôi rất sợ phải nghe người khác kể lại những vết thương lòng của họ. Bởi tôi biết chắc chắn chuyện đó chẳng hay ho và vui vẻ tí nào, nên tốt hơn tôi phải ngăn Ngọc, trước khi nàng có hứng kể chuyện lòng (thòng) của nàng. Tôi nói:
- Lớn lên ai mà chẳng bị vết thương lòng. Vết thương tay chân mình còn không tránh được, làm sao giữ cho lòng mình khỏi bị trầy trụa khi mà mình không thấy nó rõ ràng. Thôi cứ để thời gian chữa lành vết thương lòng Ngọc ạ. Nếu thời gian là y sĩ dở ẹc thì sẽ có Trời chữa cho chúng ta.
Ngọc lắc đầu.
- Chẳng bao giờ Trời chữa lành vết thương đó được.
- Ngọc nghĩ Trời là một ông "lang băm " sao?
- Không phải vậy. Vì chính Trời là người đã gây vết thương lòng cho chúng ta.
Ngẫm nghĩ lời Ngọc nói, tôi thấy nàng có lý. Không phải chỉ có vết thương lòng mà ngay vết thương chân tay cũng chính do Trời gây ra. Tại sao tôi có mụn ghẻ ở tay? Dễ hiểu quá mà, đâu phải lỗi tại tôi ở bẩn mà vì "số Trời" đã định tôi phải có mụn ghẻ, cũng như tôi phải lấy một người nào đó làm vợ vậy mà. Nhưng bàn mãi chuyện Trời, chỉ thêm nhức đầu. Tôi nói đại.
- Nếu Trời không chữa lành vết thương lòng của Ngọc, để đó tôi chữa cho. Dễ ợt mà.
Ngọc cười.
- Anh chữa lành hay làm cho vết thương đau đớn thêm?
Cà phê đã nhỏ đầy ly. Ngọc đứng dậy bỏ chiếc phin xuống bàn, rồi bưng ly cà phê đến cho tôi. Nàng nói:
- Anh uống vậy tốt hơn. Bỏ đường vào thêm đau bụng.
Tôi nhắm mắt nốc luôn một hơi ly cà phê đen cho đã ghiền và cho bớt đắng. Khi Ngọc đưa tay lấy chiếc ly không, tôi cầm lấy tay nàng và nàng giật mạnh ra.
- Tôi anh nằm nghỉ cho khỏe.
Tôi nói:
- Tôi định bắt mạch thăm bệnh chữa vết thương lòng cho Ngọc, mà Ngọc không chịu, vậy mai sau bệnh nặng đừng trách tôi.
Nàng cười.
- Cám ơn "ông bác sĩ". Thôi khuya rồi, Ngọc về.
Thu dọn đồ nghề bỏ vào hộp. Ngọc nói:
- Mai Ngọc sẽ vào nhà thương xin bình nước biển về "vô" cho anh. Người anh thiếu nhiều nước.
Tôi đã thấy cây kim "vô" nước biển rồi. Nó to bằng ngón tay út là ít. Nên tôi vội từ chối.
- Thôi khỏi: Để tôi uống mười lít nước đun sôi, người sẽ đủ nước ngay. Ngày mai Ngọc nhớ nói bác Năm nấu cho tôi một tô cháo thịt thật bự, ăn xong tôi sẽ khỏe như Thạch Sanh.
- Anh đừng sợ. Ngọc "mát " tay lắm. Chích không đau đâu.
Nhìn theo bóng Ngọc thấp thoáng bên ngoài cửa sổ tối đen, tôi than thầm "Người đâu gặp gỡ làm chi. Ngày mai biết chích thêm gì nữa đây?".
Chương 5
Nhờ sự săn sóc tận tình của Ngọc, ba ngày sau tôi đã khỏe mạnh. Sáng chủ nhật, ăn điểm tâm xong tôi quyết định không nằm nhà chờ cô bé nữa. Tôi cần phải đến thăm dì Phong, ăn "vớt vát" hai bữa cơm có gà vịt để bồi bổ thêm cho sức khỏe. Khi qua nhà bác Năm dặn khỏi nấu cơm cho tôi ngày hôm nay, tôi không nhìn thấy Ngọc, có lẽ nàng đi trực ở nhà thương.
Muốn đón xe lam đến nhà dì Phong, tôi có thể đi băng rẫy ra ngoài quốc lộ đứng đợi xe. Nhưng thường những chuyến xe đó đông nghẹt khách và may mắn lắm tôi mới tìm được một chỗ ngồi trên mui. Để chắc ăn, tôi đi bộ dọc theo bờ biển. Vào phố có bến xe lam và tôi sẽ tìm được dễ dàng một chỗ ngồi thoải mái trong khoang xe. Sáng nay, nước biển dâng cao. Những ngọn sóng bạc đầu từ xa ùa đập vào bờ, bọt bắn tung như làm mưa bụi. Tiếng sóng gầm ầm ĩ nghe vui tai. Có thể hôm nay là ngày biển động. Những con chim màu nâu nhạt bay lượn uể oải trên không, đột nhiên lao nhanh xuống mặt biển xanh thẫm kiếm mồi rồi lại bay lên, đúng vào lúc những cơn sóng ùa đến tưởng đã phủ chụp lấy chúng.
Trời trong sáng, không một đám mây, dấu hiệu của một ngày nắng ráo, nhưng thời tiết ở miền biển khó mà đoán trước vì thường thay đổi bất ngờ. Những đám mây từ phương xa có thể kéo đến quần tụ trong chốc lát và rồi cơn mưa sẽ đổ xuống ào ạt.
Phải khum tay che gió quẹt một lúc ba que diêm, tôi mới châm được điếu thuốc. Tuy bước đi chậm rãi trên bãi cát lún, tôi cũng đã làm kinh động những con chim bay vụt lên từ những bụi cây bồn bồn, lá dày nổi gân trắng và hoa màu tím nhạt khôang hương. Chẳng cần dùng ống nhòm, tôi cũng nhận ra bóng người từ xa đi đến chính là cô bé. Tôi mùng rỡ quẳng điếu thuốc chạy thật nhanh đến gặp em.
Hôm nay, cô bé mặc áo pull màu trắng bỏ trong quần jean màu xanh. Vai em mang một túi vải màu cờ Pháp và em thắt một chiếc khăn quàng cổ màu đỏ rực. Hai giải khăn bị gió thổi tung lên, quấn vào mái tóc đen dài trông thật đẹp mắt.
Gặp cô bé, tôi định cất tiếng chào trước, nhưng nói chẳng ra hơi, vì đã chạy trên cát lún mệt đừ. Cô bé cài chiếc kính màu vàng nhạt lên mái tóc và hỏi:
- Ông chạy đua à?
Tôi gục gục đầu.
- Phải... Phải... Tôi vừa chạy đua với cái bóng của tôi.
- Để làm gì vậy?
- Xem ai gặp em trước.
- Vậy ông thua cuộc rồi.
Tôi chỉ cái bóng in trên cát sau lưng mình.
- Sức mấy mà thua. Nó còn ở sau lưng tôi.
Cô bé chạy vòng ra phía sau lưng tôi và khi tôi quay lại, cái bóng của tôi đã in lên người em. Cô bé nói:
- Ông thấy chưa. Cái bóng của ông đã thắng cuộc, vì chính nó bắt được em.
Tôi cười lắc đầu chịu thua tánh khôn lanh ma giáo của cô nhỏ.
- Em đi đâu mà mấy ngày nay tôi không gặp em ở ngoài bãi biển? Ngày nào tôi cũng đợi em đến uống cà phê.
- Em cũng muốn đến thăm ông, nhưng nghĩ để ông yên tĩnh học nên thôi. Em nhớ thời khóa biểu của ông ghi nghỉ ngày chủ nhật nên hôm nay đến thăm ông. Còn ông định đi đâu sáng nay?
Nói xạo luôn luôn có lợi và chẳng làm ai chết chóc bao giờ, nên tôi mạnh dạn nói:
- Nhớ em quá, tôi định xuống phố tìm gặp em.
Cô bé cười.
- Ông xạo ghê. Ông biết nhà em ở đâu mà đi tìm?
- Tôi đi tìm cầu may vậy mà. Chúa đã dạy "Hãy tìm sẽ thấy". Nếu cứ nằm lì ở nhà làm sao tôi gặp em được.
- Cứ nằm lì ở nhà, ông lại gặp em dễ dàng hơn.
Tôi trợn mắt hỏi:
- Sao kỳ cục vậy?
- Je suis "où" je ne suis pas. Em có mặt ở nơi mà em vắng mặt.
- Đấy có phải là câu "Thần chú" tôi cần đọc để gặp em?
- Không. đây là câu thơ của Jacques Prévert, ông cần nhớ để hiểu em.
- Bây giờ em về nhà tôi hay đi uống cà phê?
- Thôi khỏi: Sáng nay, em định đến rủ ông đi picnic. Chúng ta sẽ đi tới một nơi xa lạ rong chơi suốt ngày. Em có mang theo đồ ăn trưa trong túi này.
Cô bé giơ cao cái túi vải căng đầy cho tôi thấy.
Tôi nhanh nhẩu nói:
- Vậy để tôi đi mượn chiếc xe Honda của cậu em, chúng ta sẽ đi chơi suối Vĩnh Hảo.
Cô bé nhăn mặt.
- Dẹp cái xe Honda của cậu em ông đi.
Tôi nghĩ mình thật dại dột, khi không nhắc đến cậu em là quái gì để cô bé giận lây sang tôi. Không biết phải "thanh minh, thanh nga" thế nào cho hợp lý, tôi bèn xuống giọng năn nỉ.
- Em đừng giận tôi nghe.
Cô bé trợn mắt nhìn tôi như con cọp sắp vồ mồi và vì "phản ứng tự vệ" tôi đã vội nhảy lùi ra sau một bước.
- Giận ông? Tại sao em phải giận ông?
- Vì chuyện cậu em tôi đã đối xử hỗn với em.
- Ô, ông đừng quan trọng hóa chuyện đó quá. Đó chỉ là chuyện nhỏ nhặt. Nếu ông hiểu rõ em, ông sẽ biết tại sao em khônng có thì giờ để ý đến chuyện nhỏ nhặt.
Chúa ơi, tôi đã hiểu lầm cô bé rồi. Tôi đâu có ngờ em có tâm hồn cao thượng dữ vậy? chắc còn lâu tôi mới hiểu rõ em vì tâm hồn tôi là một mảnh đất đen cằn cỗi còn thấp bé hơn mặt biển, làm sao có thể gặp được tâm hồn em là một đám mây trắng phiêu bồng trên cao?
Đi bộ băng qua những rẫy dưa, đậu phụng, khoai mì của thiên hạ, chúng tôi đến một nơi đầy những đồi cát trắng xóa. Chẳng có cây cỏ nào mọc ở vùng cát này. Mặt cát phẳng mịn chỉ có dấu chân của gió đã để lại những dấu vết như gợn sóng. Nắng chói chang trên những đỉnh cát cao ở phía xa, thỉnh thoảng có những cơn gió thổi, cát ở đó bay mù trông như một lớp sương trắng mờ đục.
Đứng trước cảnh bao la đến rợn người, tôi bật tiếng kêu rú lên khiến cô bé giật mình bịt chặt hai tai, khi tôi ngừng tiếng rú, mặt em còn tái xanh. Tôi đặt tay lên vai em trấn an và nói xin lỗi. Cô bé gượng cười.
- Ông làm em sợ hết hồn. Ông hay "lên cơn" ẩu vậy sao?
Tôi cười.
- Có lẽ thú tính trong tôi còn nhiều, tôi cần phải cố gắng hơn nữa mới trở nên con người.
- Ông tuổi con cọp?
- Tôi tuổi Taureau. Nào chúng ta leo lên "động cát" chơi.
Tôi nắm tay cô bé chạy trên mặt cát lún đến mắt cá chân. Cát vào giày làm chúng tôi khó chịu phải ngùng lại. Tôi tháo đôi giày da "sần" ra khỏi chân, cột chung với Bata của cô bé rồi đeo cả hai đôi giày quanh cổ. Tôi nắm tay cô bé tiếp tục chạy lên đồi cát.
Cát em trượt dưới bàn chân trần của tôi. Nhột nhạt, thích thú. Tôi có cảm tưởng mình đang chạy trên một thảm nhung. Trong khi chạy chẳng thấy mệt nhưng lên đến đỉnh đồi cả hai đều đứng ôm ngực thở không ra hơi. Trước mẳt chúng tôi những đồi cát quây lại thành vòng tròn và tạo thành một "thung lũng cát" ở giữa. Cát dưới đó có màu tím nhạt.
Đứng trên đồi cao tôi có thể nhìn thấy biển màu xanh ở phía trước những đồi cát, sau lưng tôi, tiếp giáp với núi là rừng cây màu xanh thẫm. Cô bé nhìn tôi nói:
- Ông nói "động cát" ở chỗ nào đâu, sao em không thấy?
- Em đang đúng trên nó thôi.
Cô bé không tin, hỏi:
- Ông nói "động cát" nằm ở trong đồi cát này? Em có thấy đường nào dẫn vào "động cát” đâu? Vậy làm sao người ta có thể đi vào đó được?
Tôi giải thích.
- Em hiểu lầm rồi. Lần đầu nghe tiếng "động cát" tôi cũng tưởng đó là hang động do cát tạo nên giống như Grotte bằng đá. Nhưng sau đó tôi mới biết người miền này gọi là “động cát" vì cát ở đây di động. Năm nay chúng nằm ở chỗ này, nhưng sang năm chúng bị gió thổi, di chuyển đến nằm ở một chỗ khác. Còn "đồi cát" thì đứng yên vì cát ở đó biến thành đất, có cây cỏ mọc giữ cho cát không bị gió thổi đi.
Cô bé gật gù.
- Vậy muốn đi vào "động cát" mình phải chờ đợi đến khi nào chết mới được người ta chôn vào đó.
Tôi cười.
- Nếu em nôn nóng em có thể tự bới cát đi vào "động cát" ngay bây giờ cũng được.
Cô bé lắc đầu.
- Em khônng cần phải nôn nóng vì đã có vé trong tay.
- Vé gì?
- Vé đi vào cõi chết.
- Dẹp chuyện chết chóc hắc ám đó đi. Tôi tiếc đã không đem máy ảnh để chụp cảnh em đang đứng trên "động cát" lúc này, trông đẹp vô cùng.
Cô bé cười.
- Ông không nên tiếc làm gì. Những tấm ảnh rồi sẽ nhạt nhòa, chỉ có kỷ niệm trong đầu là tươi đẹp mãi.
Một cơn trốt đột nhiên ở đâu ào đến, xoay tròn quanh chúng tôi. Cát bay lên mù mịt. Cô bé loay hoay cúi đầu né cho cát khỏi tạt vào mặt và vô tình em lùi dần đến triền động cát. Tôi cố hét lên coi chừng nhưng gió đã tạt cát vào miệng mũi khiến tôi chẳng nói ra hơi. Cô bé bị gió thổi mất thăng bằng, ngã lăn trên triền cát dốc. Tôi vội phóng người theo chụp giữ em lại.
Nhờ đà phóng đi nhanh, khi rơi xuống triền cát, tay tôi đã chụp trúng vai cô bé. Tôi vội dang rộng tay chân, bấm sâu xuống cát để làm giảm độ rơi, nhưng triền cát quá dốc và trơn trượt dưới sức gió đẩy khiến chúng tôi rời nhau và lăn xuống nhanh. Lăn xuống rất nhanh.
Đầu óc tôi quay cuồng chẳng còn hay biết gì. Tôi nhắm mắt để cát khỏi lọt vào và nghe rõ tiếng lùng bùng của những hạt cát trong tai. Bị hất văng đi một đoạn xa, rơi xuống, tôi nằm im ê ẩm cả người. Mắt vừa hé mở, những hạt cát ở mí mắt, chân mày rơi xuống, tôi phải nhắm mắt ngay lại. Chà xát hai tay lên lên phủi những hạt cát dính quanh mắt.
Trước mắt tôi là một màu tím nhạt mênh mông. Như vậy tôi đã rơi xuống đáy thung lũng cát. Cách tôi khoảng năm thước, cô bé nằm sấp người, chân tay xoải rộng. Tôi vội chống tay bò đến gần em.
- Nhỏ, em có bị thương không?
Cô bé lắc đầu. Tôi đỡ em ngồi dậy, móc túc quần lấy khăn tay giũ sạch cát rồi phủi nhẹ nhàng những hạt cát ím nhạt bám trên khuôn mặt em. Mắt vẫn nhắm chặt, em hỏi:
- Ông cảm thấy thế nào?
- Tôi hoàn toàn không bị thương.
- Em muốn hỏi ông khi rơi xuống, ông cảm thấy thế nào?
- Tôi hơi chóng mặt.
- Còn em khi rơi xuống, em cảm thấy rất êm dịu, ước gì em cứ rơi xuống mãi. Nếu chết cũng như là rơi xuống, em khôing còn sợ hãi cái chết nữa.
Tôi thắc mắc không hiểu vì sao cô bé này hay nói đến chuyện chết chóc quá vậy. Phải chăng em đã bị một điều gì đen tối ám ảnh?
Nhưng nghĩ đến chuyện chết chóc chẳng hay ho gì, tôi nói lảng sang chuyện khác.
- Cái túi vải của em đâu rồi?
Cô bé mở mắt nhìn tôi. Đôi mắt em mọng ướt. Em đã khóc hay những hạt cát đã làm em chảy nước mắt? Em nói:
- Cũng như ông, cái túi vải đã rời xa em khi em rơi xuống. Người ta luôn luôn rơi xuống một mình giống như chết vậy, phải không ông?
Tôi kéo em đúng dậy và ôm chặt em trong đôi tay.
- Đừng nói đến chuyện chết chóc và rơi xuống nữa. Tôi luôn luôn ở bên em khi đi lên.
Tôi đưa mắt nhìn quanh mặt cát tím, tìm xem cái túi vải nằm ở đâu, nhưng không thấy. Nhìn lên triền động cát, tôi thấy cái túi vải đã bị phủ lấp một phần, nằm trên vệt rơi xuống của chúng tôi và hai đôi giày cũng nằm trên cát dốc.
Lên đến đỉnh động cát, một tay xách túi vải và một tay xách hai đôi giày, tôi hỏi cô bé.
- Chiếc kính đeo mắt của em đâu?
- Rơi mất rồi.
Tôi lại đưa mắt tìm quanh và thấy chiếc kính nằm ở phần triền cát gần đỉnh, nhờ gọng kính phản chiếu ánh sáng mặt trời nhấp nháy. Tôi cẩn thẩn đi xuống lượm chiếc kính lên. Mặt kính đã vỡ. Chắc khi rơi xuống, cô bé đã lăn người lên trên nó. Đưa chiếc kính cho em, tôi nói:
- Thật đáng tiếc, nó bị vỡ rồi.
Cô bé cười.
- Đừng tiếc ông a. Phải có một cái gì đổ vỡ trong bất cứ cuộc chơi nào, cuộc chơi đó mới có ý nghĩa. Em không thích sự việc luôn luôn hoàn hảo, tròn trịa. Những gì hoàn hảo tròn trịa đều giống con số khôeng. Ông thấy đó, tượng Vénus đẹp vì gãy hai tay.
Đeo chiếc kính vỡ lên mắt giả làm kính cận, cô bé nheo mắt nhìn tôi hỏi:
- Ông trông em có vẻ "trí thức" không?
Tôi cười đáp.
- Chẳng cần phải nhìn thấy em đeo kính, chỉ nghe em nói tôi cũng biết em "trí thức" ghê gớm lắm.
Mặt trời đã lên cao. Nắng chói chang chiếu xuống những động cát trắng trông nhức mắt. Không có một bóng mát để ẩn thân, chúng tôi phải đi bộ về nghỉ trưa ở một vườn dừa của dì Phong, cách động cát khoảng hai cây số.
Đến được vườn dừa, mặt trời đã ở ngay trên đỉnh đầu. Chọn một cây dừa có nhiều tàng lá, tôi nằm dài ngả lưng dưới bóng mát và cô bé ngồi dựa vào gốc cây. Tôi nói:
- Kiến bò bụng rồi. Em có gì ăn lấy ra đi.
Cô bé kéo fermeture túi vải, lôi ra một tờ nhật báo trải trên mặt cát. Em lấy ra tiếp hai ổ bánh mì, một hộp confiture, một gói chocolat, một con dao và hai trái cam.
- Có vậy thôi à?
Cô bé cười.
- Chừng đó, ông đã ăn hết chưa mà đòi thêm?
Chúa ơi, cô bé đã hiểu lầm khả năng ăn uống của tôi rồi. Nếu mấy hôm trước em được chứng kiến cảnh tôi ăn "giải buồn" một lúc hết chục trái xoài chắc em đã không hỏi tôi câu hỏi thừa thãi đó.
Hãy chứng minh khả năng ăn uống của mình bằng hành động chứ đừng bằng lời nói: Một câu cũng có vẻ "danh ngôn" lắm chứ bộ đùa sao. Tôi nghĩ và nhào đến lấy dao rạch bụng một ổ bánh mì, trét đầy confiture vào rồi bẻ nửa gói chocolat cầm tay để kịp ăn đúng vào lúc một miếng bánh mì trong miệng được nuốt trôi. Trong khi tôi nhai ngấu nghiến, cô bé còn kiểu cọ cắt ổ bánh mì còn lại thành từng khoanh bánh mỏng. Em chậm rãi trét đều confiture trên mặt khoanh bánh rồi bẻ một miếng chocolat nhỏ cầm tay.
Cô bé vừa ăn xong một nửa khoanh bánh, tôi đã ăn xong một ổ bánh mì. Chẳng đợi em ngỏ lời nhờ ăn giúp phần bánh còn lại, tôi đã nhanh tay lấy bánh ăn luôn. Một người galant như tôi, đâu có bao giờ đợi đến khi đàn bà con gái nhờ giúp mới giúp. Phải đoán ý của họ mà hành động trước chứ!
Ăn hết khoanh bánh mì mỏng dính cô bé trổ tài bổ cam nhanh và khéo. Tôi cũng đâu có chịu thua em, tôi trổ tài ăn cam nhanh và khéo đến nỗi không để rơi ra khỏi miệng mình một hột cam, chứ đừng nói đến một giọt nước cam.
Lấy khăn lau miệng xong, tôi hỏi cô bé.
- Em ăn cam ngọt không?
- Một mình ông ăn hết hai trái cam, em có ăn được miếng nào đâu mà biết ngọt hay chua.
Tôi nhún vai.
- Ồ, em cần gì phải ăn cho mất công. Khi mua chắc em đã biết rõ trái cam nào ngọt nên mới chọn lấy phải không?
Mặc dù, một mình ăn hết hai trái cam nhưng tôi vẫn chưa đã khát. Tôi cởi áo ném xuống cát và trèo ngay lên một cây dừa trĩu quả. Cây dừa không cao lắm, chỉ cần nhoi người vài lần tôi đã bám được một bẹ dừa và đu lên ngồi chễm chệ ở ngọn cây.
Cô bé đứng ở dưới reo vang.
- Ông trèo dừa hay quá.
Tôi làm loa tay nói vọng xuống.
- "Leo cây" là nghề của tôi mà. Em hãy đúng cách xa bụi cây kia, tôi sẽ ném dừa xuống đó.
Chọn một buồng dừa trái có cơm vừa đủ ăn, tôi hái từng trái ném xuống một bụi cỏ rậm rạp cho khỏi bể. Hết buồng dừa, tôi định hái thêm một buồng khác thì nghe có tiếng cô bé la lên.
- Thôi đủ rồi. Ông định tắm bằng nước dừa sao?
Tôi leo xuống khỏi cây dừa. Không có dao lớn để chặt, tôi cầm cả trái dừa đập vào gốc cây. Vỏ trái dừa vừa nứt ra nước chảy tung toé, tôi đưa trái dừa lên tu một hơi hết sạch. Tôi đập trái thứ hai đưa cô bé. Em sợ nước dừa chảy ướt người, làm bẩn chiếc áo pull trắng nên lấy hộp confiture nói với tôi đổ vào. Tôi lắc đầu, giơ trái dừa lên cao.
- Uống vậy không ngon. Nào em ngửa mặt lên, tôi để nước dừa chảy thành vòi cho em uống.
Nhìn cô bé chúm chím miệng uống từng ngụm nhỏ như con mèo muống nước, tôi buồn cười quá nên run tay làm vòi nước dừa chảy thẳng vào mũi em. Cô bé ôm mặt ho sặc sụa một hồi rồi ôm ngực thở dốc.
- Ông cố ý hại em.
Tôi cười.
- Đâu phải lỗi tại tôi. Lỗi tại em há miệng quá nhỏ.
Nước dừa làm tôi no căng bụng. Tôi đi tìm một chỗ thoáng mát nằm ngả lưng trong khi cô bé đi loanh quanh trong vườn. Tiếng lá dừa khua động lào xào đều đặn và những cơn gió mát đã làm mí mắt tôi nặng trĩu. Đang thiu thiu ngủ tôi giật mình nghe tiếng cô bé la.
- Ông ơi, có con gì ghê quá! Tôi nhổm dậy thấy mặt mũi cô bé tái mét. Tôi hỏi:
- Em gặp rắn hả?
Cô bé lắc đầu.
- Không phải đâu. Con gì trông lạ hoắc.
- Hay con quái vật thời tiền sử?
- Quái vật em đâu có sợ. Con này trông giống...
- Con cọp à?
- Không, nó giống con thằn lằn, nên em mới làm em hoảng hồn.
Tôi bật cười.
- Em thật kỳ. Quái vật không sợ lại đi sợ con thằn lằn. Con vật em gặp tôi đã biết rồi. Đó là con "dông". Nó là bà con họ hàng với thằn lằn, cắc kè, rắn mối, kỳ đà. Thịt nó ăn rất ngon. Em thấy nó ở đâu chỉ cho tôi bắt nhậu chơi.
Cô bé nhăn mặt.
- Ông chọc quê em hả?
- Tôi nói thật chứ đùa sao. Nào, đi mau lên không nó chạy mất.
Tôi cúi lượm con dao trên tờ báo rồi mạnh dạn nắm tay cô bé kéo đi. Nếu cô bé đã gặp con rắn thì thuê tiền tôi cũng không dám mạnh dạn đi bắt nó, nhưng con "dông" thì tôi phải đi bắt gấp. Tôi đã đi theo bác Năm đi bắt dông ở vườn dừa này về nhậu nhiều lần nên cũng khá thành thạo. Khi cô bé chỉ cho tôi biết nơi em đã thấy con dông, tôi nói em đứng yên một chỗ để tôi đi quanh tìm miệng hang con dông ẩn mình.
Dò theo một vệt dài trên cát, dấu vết do đuôi con dông để lại khi bò đi, tôi đã tìm ra một miệng hang gần gốc dừa. Thường con dông đào hang rất sâu, phải dùng cước mới bắt được chúng. Hên cho tôi đây là hang dông "mát” nên không sâu lắm. Tôi dùng dao hì hục đào một hồi và bắt tại trận hai anh chị dông đang tâm tình với nhau. Số anh dông này thật xui, đi thăm người yêu không coi ngày nên đã gặp tôi và làm chị dông mái xui luôn.
Tôi nói cô bé đi lượm lá dừa, củi khô trong vườn đem về nhóm lửa. Mười phút sau, tôi đã nướng xong hai con dông, cạo sạch lớp da cháy đen bên ngoài con dông, lớp thịt bên trong chín vàng béo ngậy. Tôi chặt đầu một con dông và mổ bụng nó quăng đi bộ lòng rồi đưa cho cô bé. Em le lưỡi lắc đầu nguầy nguậy.
- Eo ơi! ai mà dám ăn.
Tôi nói:
- Thịt dông ngon tuyệt vời. Em ăn đi rồi sẽ biết Thiên đàng không ở đâu xa, nó nằm ngay trong thịt con dông. Bộ em chối từ lên Thiên đàng hả?
- Thôi em không dám đụng đến "Thiên đàng thịt dông" của ông đâu.
Thế mới biết đâu phải ai cũng hiểu rõ Thiên đàng nằm ở chỗ nào? Nhiều khi Thiên đàng nằm ngay trước mắt mà người ta cứ mất công tìm kiếm nó mãi tận nơi xa xôi mù mịt. Tôi không phải là người thích năn nỉ kẻ khác vào Thiên đàng, nên một mình tôi đã đớp luôn hai con dông một cách ngon lành. Buổi chiều trong khi chúng tôi đứng đón xe lam ở quốc lộ để về nhà, cơn mưa lớn đã bắt đầu đổ xuống, không một dấu hiệu sấm chớp báo trước. Tôi vội dẫn cô bé chạy băng đường vào trú mưa trong một vườn táo.
Đứng dưới tàng một cây táo cành lá rậm rạp xòe ra như một cái lọng lớn, chúng tôi đã tránh được cơn mưa phủ chụp lên người. Nhưng chỉ một lúc sau, những giọt mưa từ lá cây đã nhỏ xuống uớt vai. Cơn mưa chắc còn lâu mới dứt. Không thể đi bộ về phố huyện quá xa, tôi nói cô bé hãy đi băng qua vườn táo về nhà tôi tạm trú.
Chúng tôi nắm tay nhau chạy thật nhanh từ cây táo này, đến núp mưa dưới tàng một cây táo khác, nhưng vẫn bị mưa ướt như chuột lột. Tôi nắm tay cô bé định chạy tiếp, em giật mạnh tay tôi và nói:
- Thôi chúng ta cứ đi từ từ, chạy làm gì cho mệt, đằng nào cũng ướt rồi.
- Tôi sợ nước mưa thấm vào người em sẽ bị bệnh.
- Em đã là một người bệnh từ lâu rồi nên không sợ nữa. Còn ông là một người khỏe mạnh, vậy ông phải coi chùng bị bệnh.
Tôi cười.
- Như thế bị bệnh rất sung sướng. Tôi cầu mong bị bệnh giống em.
Cô bé nhăn mặt.
- Ông đừng nói vậy. Bị bệnh không sung sướng đâu.
- Bị bệnh rất sung sướng vì tôi sẽ được gần em. "đồng bệnh tương lân" mà.
Cô bé cười.
- Ông lầm rồi. Khi ông bị bệnh, em sẽ tránh xa ông ngay vì em không thích bị truyền nhiễm.
Chạy ra khỏi vườn táo, chúng tôi đến một rẫy đậu phụng đã được nhổ. Mặt đất trống không và tôi thấy rõ cơn mưa trắng xóa trước mặt. Tôi choàng tay qua vai cô bé, dìu em bước đi chậm rãi trên mặt đất ướt trơn trượt.
Cơn mưa càng lúc càng nặng hạt. Tôi không thể ngước mắt nhìn trời vì những ngọn roi mưa quất xuống mặt đau rát. Người ướt đẫm nhưng tôi không cảm thấy lạnh. Những cơn mưa miền biển thường đem lại sự tươi mát hơn là giá buốt. Tôi có cảm tưởng như đang tắm dưới một vòi sen to lớn, sau những giờ phút rong chơi giữa trời nóng bức nên thoải mái vô cùng. Tôi bấm vai cô bé hỏi:
- Em lạnh không?
- Rất lạnh. Nếu không có ông đi bên cạnh.
- Ngay lúc này em thich ước muốn điều gì?
- Mưa mãi mãi và chúng ta sẽ trôi đi.
- Trôi đi đâu? Trôi ra biển cho cá mập nuốt à?
- Không. Trôi đến cõi chết.
- Cõi chết cái búa! Tôi không khoái trôi đến nơi đó một tí nào?
- Vậy ông khoái trôi đến đâu?
- Trôi đến một restaurant để ăn một đùi gà chiên bơ và uống một ly rượu vang.
- Restaurant cái búa!
Tôi bật cười nghe em nói "cái búa". Cô bé này dùng chữ cũng "đắc địa" lắm lắm.
Mưa vẫn rơi tầm tã. Mọi vật nhòa đi và như sắp biến mất khiến tôi buột miệng hỏi cô bé.
- Này nhỏ, em tên gì?
- Sao đến bây giờ ông mới hỏi tên em? có quan trọng lắm không?
- Rất quan trọng vì đã đến lúc tôi sợ em biến mất. Một người vô danh khi biến mất, tôi sẽ không biết tìm người đó ở đâu.
- Biết một cái tên cũng vô ích, khi người đó sẽ thật sự biến mất khỏi cõi đời này.
- Nhưng một cái tên sẽ giúp người ta nhớ đến người đó dễ dàng.
- Em không muốn được nhớ đến. Khi đã biến mất em không muốn để lại một dấu vết nào. Nhưng nếu ông nghĩ một cái tên là quan trọng, ông cứ gọi em bằng cái tên nào đó ông thích.
- "Mưa".
Cô bé ngoảnh mặt nhìn tôi.
- Tên đó không dở lắm đâu vì rất hợp với thời tiết.
Qua khỏi rẫy đậu phụng, chúng tôi đã đi vào vườn cây ăn trái của nhà dì Phong. Nhìn mãi, tôi mới thấy căn nhà tranh thấp thoáng sau màn mưa và những tàng cây xanh lá. Tôi dìu cô bé đi về phía căn nhà. Em nói:
- Thôi để em đi bộ dọc theo bờ biển về nhà ngay bây giờ?
- Em không sợ lạnh sao?
- Có lạnh em mới biết những lúc bên ông là ấm áp.
- Tôi sợ em sẽ ngã trên bãi biển, vì ngoài đó lúc này gió thổi rất mạnh và em đã mệt rồi. Hãy để tôi đưa em về nhà.
- Cám ơn ông. Em rất thích được ngã một mình.
Cô bé bỏ đi một đoạn rồi quay lại nói:
- Chút nữa em quên mất, tối mai bảy giờ mời ông đến ăn sinh nhật của em.
- "Mưa" nhà em ở đâu?
- Ở trên mây.
- Nhỏ, nhà em ở đâu?
- Ở trên mặt đất.
Tôi hét lên.
- Nhỏ, tôi hỏi thật.
- Ông, em không nói đùa. Ông đã nói chúa dạy "Hãy tìm sẽ thấy". Vậy ông hãy chịu khó tìm. Em sẽ đứng đợi ông trên balcon một ngôi nhà màu trắng gần biển.
Mưa vẫn đổ xuống như một tấm màn trắng phủ chụp không gian. Nếu cô bé không quàng chiếc khăn đỏ quanh đầu, chắc tôi sẽ không còn nhìn thấy em khi em đã đi được một đoạn xa. Lạy chúa, con xin Ngài đừng cho cô bé ngã một mình trên bãi biển. Chắc Ngài cũng biết cô bé còn quá nhỏ để phải ngã một mình.
Muốn đón xe lam đến nhà dì Phong, tôi có thể đi băng rẫy ra ngoài quốc lộ đứng đợi xe. Nhưng thường những chuyến xe đó đông nghẹt khách và may mắn lắm tôi mới tìm được một chỗ ngồi trên mui. Để chắc ăn, tôi đi bộ dọc theo bờ biển. Vào phố có bến xe lam và tôi sẽ tìm được dễ dàng một chỗ ngồi thoải mái trong khoang xe. Sáng nay, nước biển dâng cao. Những ngọn sóng bạc đầu từ xa ùa đập vào bờ, bọt bắn tung như làm mưa bụi. Tiếng sóng gầm ầm ĩ nghe vui tai. Có thể hôm nay là ngày biển động. Những con chim màu nâu nhạt bay lượn uể oải trên không, đột nhiên lao nhanh xuống mặt biển xanh thẫm kiếm mồi rồi lại bay lên, đúng vào lúc những cơn sóng ùa đến tưởng đã phủ chụp lấy chúng.
Trời trong sáng, không một đám mây, dấu hiệu của một ngày nắng ráo, nhưng thời tiết ở miền biển khó mà đoán trước vì thường thay đổi bất ngờ. Những đám mây từ phương xa có thể kéo đến quần tụ trong chốc lát và rồi cơn mưa sẽ đổ xuống ào ạt.
Phải khum tay che gió quẹt một lúc ba que diêm, tôi mới châm được điếu thuốc. Tuy bước đi chậm rãi trên bãi cát lún, tôi cũng đã làm kinh động những con chim bay vụt lên từ những bụi cây bồn bồn, lá dày nổi gân trắng và hoa màu tím nhạt khôang hương. Chẳng cần dùng ống nhòm, tôi cũng nhận ra bóng người từ xa đi đến chính là cô bé. Tôi mùng rỡ quẳng điếu thuốc chạy thật nhanh đến gặp em.
Hôm nay, cô bé mặc áo pull màu trắng bỏ trong quần jean màu xanh. Vai em mang một túi vải màu cờ Pháp và em thắt một chiếc khăn quàng cổ màu đỏ rực. Hai giải khăn bị gió thổi tung lên, quấn vào mái tóc đen dài trông thật đẹp mắt.
Gặp cô bé, tôi định cất tiếng chào trước, nhưng nói chẳng ra hơi, vì đã chạy trên cát lún mệt đừ. Cô bé cài chiếc kính màu vàng nhạt lên mái tóc và hỏi:
- Ông chạy đua à?
Tôi gục gục đầu.
- Phải... Phải... Tôi vừa chạy đua với cái bóng của tôi.
- Để làm gì vậy?
- Xem ai gặp em trước.
- Vậy ông thua cuộc rồi.
Tôi chỉ cái bóng in trên cát sau lưng mình.
- Sức mấy mà thua. Nó còn ở sau lưng tôi.
Cô bé chạy vòng ra phía sau lưng tôi và khi tôi quay lại, cái bóng của tôi đã in lên người em. Cô bé nói:
- Ông thấy chưa. Cái bóng của ông đã thắng cuộc, vì chính nó bắt được em.
Tôi cười lắc đầu chịu thua tánh khôn lanh ma giáo của cô nhỏ.
- Em đi đâu mà mấy ngày nay tôi không gặp em ở ngoài bãi biển? Ngày nào tôi cũng đợi em đến uống cà phê.
- Em cũng muốn đến thăm ông, nhưng nghĩ để ông yên tĩnh học nên thôi. Em nhớ thời khóa biểu của ông ghi nghỉ ngày chủ nhật nên hôm nay đến thăm ông. Còn ông định đi đâu sáng nay?
Nói xạo luôn luôn có lợi và chẳng làm ai chết chóc bao giờ, nên tôi mạnh dạn nói:
- Nhớ em quá, tôi định xuống phố tìm gặp em.
Cô bé cười.
- Ông xạo ghê. Ông biết nhà em ở đâu mà đi tìm?
- Tôi đi tìm cầu may vậy mà. Chúa đã dạy "Hãy tìm sẽ thấy". Nếu cứ nằm lì ở nhà làm sao tôi gặp em được.
- Cứ nằm lì ở nhà, ông lại gặp em dễ dàng hơn.
Tôi trợn mắt hỏi:
- Sao kỳ cục vậy?
- Je suis "où" je ne suis pas. Em có mặt ở nơi mà em vắng mặt.
- Đấy có phải là câu "Thần chú" tôi cần đọc để gặp em?
- Không. đây là câu thơ của Jacques Prévert, ông cần nhớ để hiểu em.
- Bây giờ em về nhà tôi hay đi uống cà phê?
- Thôi khỏi: Sáng nay, em định đến rủ ông đi picnic. Chúng ta sẽ đi tới một nơi xa lạ rong chơi suốt ngày. Em có mang theo đồ ăn trưa trong túi này.
Cô bé giơ cao cái túi vải căng đầy cho tôi thấy.
Tôi nhanh nhẩu nói:
- Vậy để tôi đi mượn chiếc xe Honda của cậu em, chúng ta sẽ đi chơi suối Vĩnh Hảo.
Cô bé nhăn mặt.
- Dẹp cái xe Honda của cậu em ông đi.
Tôi nghĩ mình thật dại dột, khi không nhắc đến cậu em là quái gì để cô bé giận lây sang tôi. Không biết phải "thanh minh, thanh nga" thế nào cho hợp lý, tôi bèn xuống giọng năn nỉ.
- Em đừng giận tôi nghe.
Cô bé trợn mắt nhìn tôi như con cọp sắp vồ mồi và vì "phản ứng tự vệ" tôi đã vội nhảy lùi ra sau một bước.
- Giận ông? Tại sao em phải giận ông?
- Vì chuyện cậu em tôi đã đối xử hỗn với em.
- Ô, ông đừng quan trọng hóa chuyện đó quá. Đó chỉ là chuyện nhỏ nhặt. Nếu ông hiểu rõ em, ông sẽ biết tại sao em khônng có thì giờ để ý đến chuyện nhỏ nhặt.
Chúa ơi, tôi đã hiểu lầm cô bé rồi. Tôi đâu có ngờ em có tâm hồn cao thượng dữ vậy? chắc còn lâu tôi mới hiểu rõ em vì tâm hồn tôi là một mảnh đất đen cằn cỗi còn thấp bé hơn mặt biển, làm sao có thể gặp được tâm hồn em là một đám mây trắng phiêu bồng trên cao?
Đi bộ băng qua những rẫy dưa, đậu phụng, khoai mì của thiên hạ, chúng tôi đến một nơi đầy những đồi cát trắng xóa. Chẳng có cây cỏ nào mọc ở vùng cát này. Mặt cát phẳng mịn chỉ có dấu chân của gió đã để lại những dấu vết như gợn sóng. Nắng chói chang trên những đỉnh cát cao ở phía xa, thỉnh thoảng có những cơn gió thổi, cát ở đó bay mù trông như một lớp sương trắng mờ đục.
Đứng trước cảnh bao la đến rợn người, tôi bật tiếng kêu rú lên khiến cô bé giật mình bịt chặt hai tai, khi tôi ngừng tiếng rú, mặt em còn tái xanh. Tôi đặt tay lên vai em trấn an và nói xin lỗi. Cô bé gượng cười.
- Ông làm em sợ hết hồn. Ông hay "lên cơn" ẩu vậy sao?
Tôi cười.
- Có lẽ thú tính trong tôi còn nhiều, tôi cần phải cố gắng hơn nữa mới trở nên con người.
- Ông tuổi con cọp?
- Tôi tuổi Taureau. Nào chúng ta leo lên "động cát" chơi.
Tôi nắm tay cô bé chạy trên mặt cát lún đến mắt cá chân. Cát vào giày làm chúng tôi khó chịu phải ngùng lại. Tôi tháo đôi giày da "sần" ra khỏi chân, cột chung với Bata của cô bé rồi đeo cả hai đôi giày quanh cổ. Tôi nắm tay cô bé tiếp tục chạy lên đồi cát.
Cát em trượt dưới bàn chân trần của tôi. Nhột nhạt, thích thú. Tôi có cảm tưởng mình đang chạy trên một thảm nhung. Trong khi chạy chẳng thấy mệt nhưng lên đến đỉnh đồi cả hai đều đứng ôm ngực thở không ra hơi. Trước mẳt chúng tôi những đồi cát quây lại thành vòng tròn và tạo thành một "thung lũng cát" ở giữa. Cát dưới đó có màu tím nhạt.
Đứng trên đồi cao tôi có thể nhìn thấy biển màu xanh ở phía trước những đồi cát, sau lưng tôi, tiếp giáp với núi là rừng cây màu xanh thẫm. Cô bé nhìn tôi nói:
- Ông nói "động cát" ở chỗ nào đâu, sao em không thấy?
- Em đang đúng trên nó thôi.
Cô bé không tin, hỏi:
- Ông nói "động cát" nằm ở trong đồi cát này? Em có thấy đường nào dẫn vào "động cát” đâu? Vậy làm sao người ta có thể đi vào đó được?
Tôi giải thích.
- Em hiểu lầm rồi. Lần đầu nghe tiếng "động cát" tôi cũng tưởng đó là hang động do cát tạo nên giống như Grotte bằng đá. Nhưng sau đó tôi mới biết người miền này gọi là “động cát" vì cát ở đây di động. Năm nay chúng nằm ở chỗ này, nhưng sang năm chúng bị gió thổi, di chuyển đến nằm ở một chỗ khác. Còn "đồi cát" thì đứng yên vì cát ở đó biến thành đất, có cây cỏ mọc giữ cho cát không bị gió thổi đi.
Cô bé gật gù.
- Vậy muốn đi vào "động cát" mình phải chờ đợi đến khi nào chết mới được người ta chôn vào đó.
Tôi cười.
- Nếu em nôn nóng em có thể tự bới cát đi vào "động cát" ngay bây giờ cũng được.
Cô bé lắc đầu.
- Em khônng cần phải nôn nóng vì đã có vé trong tay.
- Vé gì?
- Vé đi vào cõi chết.
- Dẹp chuyện chết chóc hắc ám đó đi. Tôi tiếc đã không đem máy ảnh để chụp cảnh em đang đứng trên "động cát" lúc này, trông đẹp vô cùng.
Cô bé cười.
- Ông không nên tiếc làm gì. Những tấm ảnh rồi sẽ nhạt nhòa, chỉ có kỷ niệm trong đầu là tươi đẹp mãi.
Một cơn trốt đột nhiên ở đâu ào đến, xoay tròn quanh chúng tôi. Cát bay lên mù mịt. Cô bé loay hoay cúi đầu né cho cát khỏi tạt vào mặt và vô tình em lùi dần đến triền động cát. Tôi cố hét lên coi chừng nhưng gió đã tạt cát vào miệng mũi khiến tôi chẳng nói ra hơi. Cô bé bị gió thổi mất thăng bằng, ngã lăn trên triền cát dốc. Tôi vội phóng người theo chụp giữ em lại.
Nhờ đà phóng đi nhanh, khi rơi xuống triền cát, tay tôi đã chụp trúng vai cô bé. Tôi vội dang rộng tay chân, bấm sâu xuống cát để làm giảm độ rơi, nhưng triền cát quá dốc và trơn trượt dưới sức gió đẩy khiến chúng tôi rời nhau và lăn xuống nhanh. Lăn xuống rất nhanh.
Đầu óc tôi quay cuồng chẳng còn hay biết gì. Tôi nhắm mắt để cát khỏi lọt vào và nghe rõ tiếng lùng bùng của những hạt cát trong tai. Bị hất văng đi một đoạn xa, rơi xuống, tôi nằm im ê ẩm cả người. Mắt vừa hé mở, những hạt cát ở mí mắt, chân mày rơi xuống, tôi phải nhắm mắt ngay lại. Chà xát hai tay lên lên phủi những hạt cát dính quanh mắt.
Trước mắt tôi là một màu tím nhạt mênh mông. Như vậy tôi đã rơi xuống đáy thung lũng cát. Cách tôi khoảng năm thước, cô bé nằm sấp người, chân tay xoải rộng. Tôi vội chống tay bò đến gần em.
- Nhỏ, em có bị thương không?
Cô bé lắc đầu. Tôi đỡ em ngồi dậy, móc túc quần lấy khăn tay giũ sạch cát rồi phủi nhẹ nhàng những hạt cát ím nhạt bám trên khuôn mặt em. Mắt vẫn nhắm chặt, em hỏi:
- Ông cảm thấy thế nào?
- Tôi hoàn toàn không bị thương.
- Em muốn hỏi ông khi rơi xuống, ông cảm thấy thế nào?
- Tôi hơi chóng mặt.
- Còn em khi rơi xuống, em cảm thấy rất êm dịu, ước gì em cứ rơi xuống mãi. Nếu chết cũng như là rơi xuống, em khôing còn sợ hãi cái chết nữa.
Tôi thắc mắc không hiểu vì sao cô bé này hay nói đến chuyện chết chóc quá vậy. Phải chăng em đã bị một điều gì đen tối ám ảnh?
Nhưng nghĩ đến chuyện chết chóc chẳng hay ho gì, tôi nói lảng sang chuyện khác.
- Cái túi vải của em đâu rồi?
Cô bé mở mắt nhìn tôi. Đôi mắt em mọng ướt. Em đã khóc hay những hạt cát đã làm em chảy nước mắt? Em nói:
- Cũng như ông, cái túi vải đã rời xa em khi em rơi xuống. Người ta luôn luôn rơi xuống một mình giống như chết vậy, phải không ông?
Tôi kéo em đúng dậy và ôm chặt em trong đôi tay.
- Đừng nói đến chuyện chết chóc và rơi xuống nữa. Tôi luôn luôn ở bên em khi đi lên.
Tôi đưa mắt nhìn quanh mặt cát tím, tìm xem cái túi vải nằm ở đâu, nhưng không thấy. Nhìn lên triền động cát, tôi thấy cái túi vải đã bị phủ lấp một phần, nằm trên vệt rơi xuống của chúng tôi và hai đôi giày cũng nằm trên cát dốc.
Lên đến đỉnh động cát, một tay xách túi vải và một tay xách hai đôi giày, tôi hỏi cô bé.
- Chiếc kính đeo mắt của em đâu?
- Rơi mất rồi.
Tôi lại đưa mắt tìm quanh và thấy chiếc kính nằm ở phần triền cát gần đỉnh, nhờ gọng kính phản chiếu ánh sáng mặt trời nhấp nháy. Tôi cẩn thẩn đi xuống lượm chiếc kính lên. Mặt kính đã vỡ. Chắc khi rơi xuống, cô bé đã lăn người lên trên nó. Đưa chiếc kính cho em, tôi nói:
- Thật đáng tiếc, nó bị vỡ rồi.
Cô bé cười.
- Đừng tiếc ông a. Phải có một cái gì đổ vỡ trong bất cứ cuộc chơi nào, cuộc chơi đó mới có ý nghĩa. Em không thích sự việc luôn luôn hoàn hảo, tròn trịa. Những gì hoàn hảo tròn trịa đều giống con số khôeng. Ông thấy đó, tượng Vénus đẹp vì gãy hai tay.
Đeo chiếc kính vỡ lên mắt giả làm kính cận, cô bé nheo mắt nhìn tôi hỏi:
- Ông trông em có vẻ "trí thức" không?
Tôi cười đáp.
- Chẳng cần phải nhìn thấy em đeo kính, chỉ nghe em nói tôi cũng biết em "trí thức" ghê gớm lắm.
Mặt trời đã lên cao. Nắng chói chang chiếu xuống những động cát trắng trông nhức mắt. Không có một bóng mát để ẩn thân, chúng tôi phải đi bộ về nghỉ trưa ở một vườn dừa của dì Phong, cách động cát khoảng hai cây số.
Đến được vườn dừa, mặt trời đã ở ngay trên đỉnh đầu. Chọn một cây dừa có nhiều tàng lá, tôi nằm dài ngả lưng dưới bóng mát và cô bé ngồi dựa vào gốc cây. Tôi nói:
- Kiến bò bụng rồi. Em có gì ăn lấy ra đi.
Cô bé kéo fermeture túi vải, lôi ra một tờ nhật báo trải trên mặt cát. Em lấy ra tiếp hai ổ bánh mì, một hộp confiture, một gói chocolat, một con dao và hai trái cam.
- Có vậy thôi à?
Cô bé cười.
- Chừng đó, ông đã ăn hết chưa mà đòi thêm?
Chúa ơi, cô bé đã hiểu lầm khả năng ăn uống của tôi rồi. Nếu mấy hôm trước em được chứng kiến cảnh tôi ăn "giải buồn" một lúc hết chục trái xoài chắc em đã không hỏi tôi câu hỏi thừa thãi đó.
Hãy chứng minh khả năng ăn uống của mình bằng hành động chứ đừng bằng lời nói: Một câu cũng có vẻ "danh ngôn" lắm chứ bộ đùa sao. Tôi nghĩ và nhào đến lấy dao rạch bụng một ổ bánh mì, trét đầy confiture vào rồi bẻ nửa gói chocolat cầm tay để kịp ăn đúng vào lúc một miếng bánh mì trong miệng được nuốt trôi. Trong khi tôi nhai ngấu nghiến, cô bé còn kiểu cọ cắt ổ bánh mì còn lại thành từng khoanh bánh mỏng. Em chậm rãi trét đều confiture trên mặt khoanh bánh rồi bẻ một miếng chocolat nhỏ cầm tay.
Cô bé vừa ăn xong một nửa khoanh bánh, tôi đã ăn xong một ổ bánh mì. Chẳng đợi em ngỏ lời nhờ ăn giúp phần bánh còn lại, tôi đã nhanh tay lấy bánh ăn luôn. Một người galant như tôi, đâu có bao giờ đợi đến khi đàn bà con gái nhờ giúp mới giúp. Phải đoán ý của họ mà hành động trước chứ!
Ăn hết khoanh bánh mì mỏng dính cô bé trổ tài bổ cam nhanh và khéo. Tôi cũng đâu có chịu thua em, tôi trổ tài ăn cam nhanh và khéo đến nỗi không để rơi ra khỏi miệng mình một hột cam, chứ đừng nói đến một giọt nước cam.
Lấy khăn lau miệng xong, tôi hỏi cô bé.
- Em ăn cam ngọt không?
- Một mình ông ăn hết hai trái cam, em có ăn được miếng nào đâu mà biết ngọt hay chua.
Tôi nhún vai.
- Ồ, em cần gì phải ăn cho mất công. Khi mua chắc em đã biết rõ trái cam nào ngọt nên mới chọn lấy phải không?
Mặc dù, một mình ăn hết hai trái cam nhưng tôi vẫn chưa đã khát. Tôi cởi áo ném xuống cát và trèo ngay lên một cây dừa trĩu quả. Cây dừa không cao lắm, chỉ cần nhoi người vài lần tôi đã bám được một bẹ dừa và đu lên ngồi chễm chệ ở ngọn cây.
Cô bé đứng ở dưới reo vang.
- Ông trèo dừa hay quá.
Tôi làm loa tay nói vọng xuống.
- "Leo cây" là nghề của tôi mà. Em hãy đúng cách xa bụi cây kia, tôi sẽ ném dừa xuống đó.
Chọn một buồng dừa trái có cơm vừa đủ ăn, tôi hái từng trái ném xuống một bụi cỏ rậm rạp cho khỏi bể. Hết buồng dừa, tôi định hái thêm một buồng khác thì nghe có tiếng cô bé la lên.
- Thôi đủ rồi. Ông định tắm bằng nước dừa sao?
Tôi leo xuống khỏi cây dừa. Không có dao lớn để chặt, tôi cầm cả trái dừa đập vào gốc cây. Vỏ trái dừa vừa nứt ra nước chảy tung toé, tôi đưa trái dừa lên tu một hơi hết sạch. Tôi đập trái thứ hai đưa cô bé. Em sợ nước dừa chảy ướt người, làm bẩn chiếc áo pull trắng nên lấy hộp confiture nói với tôi đổ vào. Tôi lắc đầu, giơ trái dừa lên cao.
- Uống vậy không ngon. Nào em ngửa mặt lên, tôi để nước dừa chảy thành vòi cho em uống.
Nhìn cô bé chúm chím miệng uống từng ngụm nhỏ như con mèo muống nước, tôi buồn cười quá nên run tay làm vòi nước dừa chảy thẳng vào mũi em. Cô bé ôm mặt ho sặc sụa một hồi rồi ôm ngực thở dốc.
- Ông cố ý hại em.
Tôi cười.
- Đâu phải lỗi tại tôi. Lỗi tại em há miệng quá nhỏ.
Nước dừa làm tôi no căng bụng. Tôi đi tìm một chỗ thoáng mát nằm ngả lưng trong khi cô bé đi loanh quanh trong vườn. Tiếng lá dừa khua động lào xào đều đặn và những cơn gió mát đã làm mí mắt tôi nặng trĩu. Đang thiu thiu ngủ tôi giật mình nghe tiếng cô bé la.
- Ông ơi, có con gì ghê quá! Tôi nhổm dậy thấy mặt mũi cô bé tái mét. Tôi hỏi:
- Em gặp rắn hả?
Cô bé lắc đầu.
- Không phải đâu. Con gì trông lạ hoắc.
- Hay con quái vật thời tiền sử?
- Quái vật em đâu có sợ. Con này trông giống...
- Con cọp à?
- Không, nó giống con thằn lằn, nên em mới làm em hoảng hồn.
Tôi bật cười.
- Em thật kỳ. Quái vật không sợ lại đi sợ con thằn lằn. Con vật em gặp tôi đã biết rồi. Đó là con "dông". Nó là bà con họ hàng với thằn lằn, cắc kè, rắn mối, kỳ đà. Thịt nó ăn rất ngon. Em thấy nó ở đâu chỉ cho tôi bắt nhậu chơi.
Cô bé nhăn mặt.
- Ông chọc quê em hả?
- Tôi nói thật chứ đùa sao. Nào, đi mau lên không nó chạy mất.
Tôi cúi lượm con dao trên tờ báo rồi mạnh dạn nắm tay cô bé kéo đi. Nếu cô bé đã gặp con rắn thì thuê tiền tôi cũng không dám mạnh dạn đi bắt nó, nhưng con "dông" thì tôi phải đi bắt gấp. Tôi đã đi theo bác Năm đi bắt dông ở vườn dừa này về nhậu nhiều lần nên cũng khá thành thạo. Khi cô bé chỉ cho tôi biết nơi em đã thấy con dông, tôi nói em đứng yên một chỗ để tôi đi quanh tìm miệng hang con dông ẩn mình.
Dò theo một vệt dài trên cát, dấu vết do đuôi con dông để lại khi bò đi, tôi đã tìm ra một miệng hang gần gốc dừa. Thường con dông đào hang rất sâu, phải dùng cước mới bắt được chúng. Hên cho tôi đây là hang dông "mát” nên không sâu lắm. Tôi dùng dao hì hục đào một hồi và bắt tại trận hai anh chị dông đang tâm tình với nhau. Số anh dông này thật xui, đi thăm người yêu không coi ngày nên đã gặp tôi và làm chị dông mái xui luôn.
Tôi nói cô bé đi lượm lá dừa, củi khô trong vườn đem về nhóm lửa. Mười phút sau, tôi đã nướng xong hai con dông, cạo sạch lớp da cháy đen bên ngoài con dông, lớp thịt bên trong chín vàng béo ngậy. Tôi chặt đầu một con dông và mổ bụng nó quăng đi bộ lòng rồi đưa cho cô bé. Em le lưỡi lắc đầu nguầy nguậy.
- Eo ơi! ai mà dám ăn.
Tôi nói:
- Thịt dông ngon tuyệt vời. Em ăn đi rồi sẽ biết Thiên đàng không ở đâu xa, nó nằm ngay trong thịt con dông. Bộ em chối từ lên Thiên đàng hả?
- Thôi em không dám đụng đến "Thiên đàng thịt dông" của ông đâu.
Thế mới biết đâu phải ai cũng hiểu rõ Thiên đàng nằm ở chỗ nào? Nhiều khi Thiên đàng nằm ngay trước mắt mà người ta cứ mất công tìm kiếm nó mãi tận nơi xa xôi mù mịt. Tôi không phải là người thích năn nỉ kẻ khác vào Thiên đàng, nên một mình tôi đã đớp luôn hai con dông một cách ngon lành. Buổi chiều trong khi chúng tôi đứng đón xe lam ở quốc lộ để về nhà, cơn mưa lớn đã bắt đầu đổ xuống, không một dấu hiệu sấm chớp báo trước. Tôi vội dẫn cô bé chạy băng đường vào trú mưa trong một vườn táo.
Đứng dưới tàng một cây táo cành lá rậm rạp xòe ra như một cái lọng lớn, chúng tôi đã tránh được cơn mưa phủ chụp lên người. Nhưng chỉ một lúc sau, những giọt mưa từ lá cây đã nhỏ xuống uớt vai. Cơn mưa chắc còn lâu mới dứt. Không thể đi bộ về phố huyện quá xa, tôi nói cô bé hãy đi băng qua vườn táo về nhà tôi tạm trú.
Chúng tôi nắm tay nhau chạy thật nhanh từ cây táo này, đến núp mưa dưới tàng một cây táo khác, nhưng vẫn bị mưa ướt như chuột lột. Tôi nắm tay cô bé định chạy tiếp, em giật mạnh tay tôi và nói:
- Thôi chúng ta cứ đi từ từ, chạy làm gì cho mệt, đằng nào cũng ướt rồi.
- Tôi sợ nước mưa thấm vào người em sẽ bị bệnh.
- Em đã là một người bệnh từ lâu rồi nên không sợ nữa. Còn ông là một người khỏe mạnh, vậy ông phải coi chùng bị bệnh.
Tôi cười.
- Như thế bị bệnh rất sung sướng. Tôi cầu mong bị bệnh giống em.
Cô bé nhăn mặt.
- Ông đừng nói vậy. Bị bệnh không sung sướng đâu.
- Bị bệnh rất sung sướng vì tôi sẽ được gần em. "đồng bệnh tương lân" mà.
Cô bé cười.
- Ông lầm rồi. Khi ông bị bệnh, em sẽ tránh xa ông ngay vì em không thích bị truyền nhiễm.
Chạy ra khỏi vườn táo, chúng tôi đến một rẫy đậu phụng đã được nhổ. Mặt đất trống không và tôi thấy rõ cơn mưa trắng xóa trước mặt. Tôi choàng tay qua vai cô bé, dìu em bước đi chậm rãi trên mặt đất ướt trơn trượt.
Cơn mưa càng lúc càng nặng hạt. Tôi không thể ngước mắt nhìn trời vì những ngọn roi mưa quất xuống mặt đau rát. Người ướt đẫm nhưng tôi không cảm thấy lạnh. Những cơn mưa miền biển thường đem lại sự tươi mát hơn là giá buốt. Tôi có cảm tưởng như đang tắm dưới một vòi sen to lớn, sau những giờ phút rong chơi giữa trời nóng bức nên thoải mái vô cùng. Tôi bấm vai cô bé hỏi:
- Em lạnh không?
- Rất lạnh. Nếu không có ông đi bên cạnh.
- Ngay lúc này em thich ước muốn điều gì?
- Mưa mãi mãi và chúng ta sẽ trôi đi.
- Trôi đi đâu? Trôi ra biển cho cá mập nuốt à?
- Không. Trôi đến cõi chết.
- Cõi chết cái búa! Tôi không khoái trôi đến nơi đó một tí nào?
- Vậy ông khoái trôi đến đâu?
- Trôi đến một restaurant để ăn một đùi gà chiên bơ và uống một ly rượu vang.
- Restaurant cái búa!
Tôi bật cười nghe em nói "cái búa". Cô bé này dùng chữ cũng "đắc địa" lắm lắm.
Mưa vẫn rơi tầm tã. Mọi vật nhòa đi và như sắp biến mất khiến tôi buột miệng hỏi cô bé.
- Này nhỏ, em tên gì?
- Sao đến bây giờ ông mới hỏi tên em? có quan trọng lắm không?
- Rất quan trọng vì đã đến lúc tôi sợ em biến mất. Một người vô danh khi biến mất, tôi sẽ không biết tìm người đó ở đâu.
- Biết một cái tên cũng vô ích, khi người đó sẽ thật sự biến mất khỏi cõi đời này.
- Nhưng một cái tên sẽ giúp người ta nhớ đến người đó dễ dàng.
- Em không muốn được nhớ đến. Khi đã biến mất em không muốn để lại một dấu vết nào. Nhưng nếu ông nghĩ một cái tên là quan trọng, ông cứ gọi em bằng cái tên nào đó ông thích.
- "Mưa".
Cô bé ngoảnh mặt nhìn tôi.
- Tên đó không dở lắm đâu vì rất hợp với thời tiết.
Qua khỏi rẫy đậu phụng, chúng tôi đã đi vào vườn cây ăn trái của nhà dì Phong. Nhìn mãi, tôi mới thấy căn nhà tranh thấp thoáng sau màn mưa và những tàng cây xanh lá. Tôi dìu cô bé đi về phía căn nhà. Em nói:
- Thôi để em đi bộ dọc theo bờ biển về nhà ngay bây giờ?
- Em không sợ lạnh sao?
- Có lạnh em mới biết những lúc bên ông là ấm áp.
- Tôi sợ em sẽ ngã trên bãi biển, vì ngoài đó lúc này gió thổi rất mạnh và em đã mệt rồi. Hãy để tôi đưa em về nhà.
- Cám ơn ông. Em rất thích được ngã một mình.
Cô bé bỏ đi một đoạn rồi quay lại nói:
- Chút nữa em quên mất, tối mai bảy giờ mời ông đến ăn sinh nhật của em.
- "Mưa" nhà em ở đâu?
- Ở trên mây.
- Nhỏ, nhà em ở đâu?
- Ở trên mặt đất.
Tôi hét lên.
- Nhỏ, tôi hỏi thật.
- Ông, em không nói đùa. Ông đã nói chúa dạy "Hãy tìm sẽ thấy". Vậy ông hãy chịu khó tìm. Em sẽ đứng đợi ông trên balcon một ngôi nhà màu trắng gần biển.
Mưa vẫn đổ xuống như một tấm màn trắng phủ chụp không gian. Nếu cô bé không quàng chiếc khăn đỏ quanh đầu, chắc tôi sẽ không còn nhìn thấy em khi em đã đi được một đoạn xa. Lạy chúa, con xin Ngài đừng cho cô bé ngã một mình trên bãi biển. Chắc Ngài cũng biết cô bé còn quá nhỏ để phải ngã một mình.